Văn hóa – Di sản

Nghệ thuật Sân khấu Dì Kê là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 10:29 21/12/2023

Nghệ thuật Sân khấu Dì Kê là thành phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số Khmer An Giang, thường được biểu diễn ở các khoảng sân của phum, sóc, sân chùa, phục vụ cho bà con sau những ngày lao động, sản xuất hoặc những dịp lễ hội quan trọng.

di-ke-2.jpg
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, lãnh đạo Sở VHTTDL An Giang trao quyết định ghi danh Nghệ thuật sân khấu Dì Kê là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ảnh: báo An Giang)

Tối 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện Tri Tôn tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang Thái Thúy Xuân đã đến dự.

Nghệ thuật Sân khấu Dì kê là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của cộng đồng Khmer tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn. Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp, kết hợp âm nhạc ca kịch dân gian tích hợp múa, đọc thơ, còn được người Khmer gọi là Hát Lăm.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, qua đợt kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể huyện Tri Tôn, nghệ thuật sân khấu Dì Kê được đánh giá là loại hình nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa truyền thống và gắn kết cộng đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình UBND tỉnh cho chủ trương lập hồ sơ khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dì Kê của người Khmer tỉnh An Giang” để trình Bộ VHTTDL xem xét công nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật sân khấu Dì Kê không chỉ hàm chứa giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tri Tôn, tạo nên nét lịch sử văn hóa đặc thù cho vùng đất này. Sân khấu Dì Kê trở thành thành phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số Khmer An Giang, thường được biểu diễn ở các khoảng sân của phum, sóc, sân chùa, phục vụ cho bà con sau những ngày lao động, sản xuất hoặc những dịp lễ hội quan trọng. Nghệ thuật sân khấu Dì Kê góp phần làm đặc sắc văn hóa ở địa phương.

Ngày 2/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 160/QĐ-BVHTTDL về việc công bố đưa Nghệ thuật sân khấu Dì kê của người Khmer tỉnh An Giang vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Việc ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer xã Ô Lâm, của huyện Tri Tôn, mà còn là niềm vui chung của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn An Giang.

Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật Dì Kê giai đoạn 2024 – 2030./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật Sân khấu Dì Kê là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO