Văn hóa – Di sản

Độc đáo kiến trúc cầu ngói “Thượng gia, hạ kiều”, điểm du lịch cộng đồng Cố đô Huế

Hà Oai 17/12/2023 14:01

Di tích cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được xây dựng theo lối “Thượng gia, hạ kiều” với giá trị nghệ thuật cao của nét đẹp kiến trúc cổ và hiện nay trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Nét đẹp kiến trúc cổ cầu ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn được công nhận di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là điểm du lịch vào tháng 1/2019. Cây cầu được xây dựng theo lối “Thượng gia, hạ kiều” (nghĩa là trên nhà - dưới cầu) vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo (cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông) bỏ tiền cá nhân ra xây dựng làm phúc và năm 1925 bà Trần Thị Đạo được vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi, ban sắc phong trần là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù”.

2(1).jpg
Di tích cầu ngói Thanh Toàn.

Cách trung tâm TP Huế khoảng 8km về phía đông, Cầu ngói Thanh Toàn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có và tạo nên giá trị to lớn... Cùng với thiên nhiên, không khí của một vùng quên yên bình và nhờ lưu giữ được giá trị nghệ thuật cao của nét đẹp kiến trúc cổ, hiện nay cầu ngói Thanh Toàn đã trở thành điểm tham quan du lịch…

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ có chiều dài 17m và rộng 4m với hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để tựa lưng, trên cầu có mái che với lớp ngói ống tráng men chia làm 7 gian trong đó gian giữa được thiết kế rộng nhất và là nơi đặt bàn thờ à Trần Thị Đạo. Các bộ phận kiến trúc trong cầu được trang trí gồm hai loại tiết diện là tròn và vuông với trụ đỡ 6 hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá.

Theo các vị cao niên ở xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) cho biết, trước đây người dân đi làm đồng từ bên này sang phía bên kia đều phải chèo thuyền qua sông khá vất vả, mất thời gian. Vì vậy, bà Trần Thị Đạo thương người dân nên tự bỏ tiền của mình ra xây dựng để người dân qua lại thuận tiện và nghỉ chân ngắm cảnh.

3(1).jpg
Phần giữa trên mái cầu được trang trí với hình thù các con vật.
4(1).jpg
Trên cầu có chỗ cho con người ngồi, tựa lưng ngắm cảnh.
6(1).jpg
Cầu ngói Thanh Toàn mới được tôn tạo trùng tu vào tháng 4/2020.

Điểm tham quan du lịch cộng đồng

Trải qua thời gian nên cầu ngói Thanh Toàn đã nhiều lần được tôn tạo trùng tu và lần gần nhất được hạ giải sửa chữa vào tháng 4/2020 với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng. Hiện nay, cầu ngói Thanh Toàn được nhiều người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh… và tại các kỳ Festival Huế cầu ngói Thanh Toàn luôn được chọn là địa điểm tổ chức sự kiện “Chợ quê ngày hội”, là nguồn cảm hứng của các họa sĩ, nhiếp ảnh gia…

Trong lúc đang tiếp đoàn khách nước ngoài để bán các đồ lưu niệm, bà Phạm Thị Tâm (trú xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) vừa quảng cáo bán sản phẩm vừa giới thiệu cho khách về lịch sử của cầu ngói Thanh Toàn bằng vốn tiếng anh tự học với đôi lúc còn ừ ừ à đứt quãng hồi lâu mới dịch ra. Sau đó, bà Phạm Thị Tâm cho PV Tạp chí Người Hà Nội biết, trung bình mỗi ngày có hơn trăm lượt khách đến cầu ngói Thanh Toàn tham quan và trong đó có cả khách nước ngoài, còn những dịp có tổ chức các lễ hội tại đây thì du khách thập phương đến rất đông và tạo ra một không khí nhộn nhịp cho vùng quê yên bình Thủy Thanh.

Cuối năm 2023, để tạo điểm nhấn thu hút hơn nữa khách du lịch đến vui chơi tham quan… UBND xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) đã triển khai đặt thêm 5 địa điểm check-in gần cầu ngói Thanh Toàn. Tuy nhiên, sau khi trang Facebook “Cầu ngói Thanh Toàn” đăng tải các hình ảnh về 5 địa điểm check-in mới lắp đặt xong thì bên cạnh những ý kiến bày tỏ khen ngợi sự sáng tạo, có điểm nhấn thêm cho di tích cầu ngói Thanh Toàn vẫn có nhiều bình luận không đồng tình cho rằng các điểm check-in đã làm phá hỏng không gian của cầu ngói Thanh Toàn.

Theo ông Trần Duy Việt - Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) thông tin, xã Thủy Thanh triển khai đặt thêm 5 địa điểm để người dân và du khách có thêm điểm check-in khi đến với di tích cầu ngói Thanh Toàn. Các địa điểm sẽ tạo điểm nhấn, thêm sản phẩm mới cho du khách thay vì đơn điệu chỉ có cầu ngói Thanh Toàn và lan tỏa hình ảnh di tích cầu ngói Thanh Toàn. Các địa điểm check-in được làm bằng sắt sơn giả gỗ, trang trí hệ thống đèn và đều nằm vòng ngoài của di tích cầu ngói Thanh Toàn nên không phá vỡ không gian cảnh quan.

5(1).jpg
Du khách đến cầu ngói Thanh Toàn tham quan du lịch.
7(1).jpg
Cầu ngói Thanh Toàn còn là nguồi cảm hứng cho những họa sĩ.
8(1).jpg
Địa điểm check-in mới được tạo dựng gần cầu ngói Thanh Toàn.
9(1).jpg
Khu vực cầu ngói Thanh Toàn là điểm du lịch cộng đồng.

Cũng theo lãnh đạo thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế), điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn đang thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Đây là một trong những địa điểm du lịch tiềm năng nên đã và đang có những kế hoạch, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, trong đó người dân là chủ thể trong quá trình triển khai các mô hình du lịch cộng đồng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Độc đáo kiến trúc cầu ngói “Thượng gia, hạ kiều”, điểm du lịch cộng đồng Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO