Chiêm ngưỡng nét cổ kính của cầu ngói Bình Vọng

Ngân Hà| 08/02/2023 07:14

Cầu ngói nằm trong khuôn viên đình làng Bình Vọng xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, mang nét kiến trúc đặc trưng cho làng quê Bắc bộ Việt Nam. Cầu Bình Vọng có giá trị lịch sử nghệ thuật không kém gì chùa Cầu ở Hội An.

cau-ngoi-01.jpg
Cây cầu bắc qua ao đình với 5 gian lợp ngói.

Cầu ngói Bình Vọng là hạng mục không thể tách rời và là “nét chấm phá” trong tổng thể kiến trúc của cụm di tích đình Bình Vọng - chùa Báo Quốc. Năm 1999, cụm di tích này đã được công nhận là Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật quốc gia.

Không có tư liệu chính thức ghi rõ năm xây dựng cây cầu nhưng theo các cụ cao niên trong làng thì có lẽ cầu được xây dựng vào thời nhà Lê, thế kỷ XVI. Năm 1940, do ảnh hưởng của chiến tranh nên cầu bị hư hại nặng, đến năm 2000 được tu sửa lại theo phong cách cũ.

cau-ngoi-06.jpg

Tuy đã được xây dựng lại, song cầu ngói Bình Vọng vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy ước của kiến trúc truyền thống. Đó là "Thượng gia hạ kiểu", trên là nhà, dưới là cầu, gồm 7 gian, 5 gian thông thủy và 2 gian ở 2 đầu cầu. Thân cầu được làm bằng gỗ lim, có chiều rộng hơn 3m và chiều dài gần 20m. Bên trong cầu có 2 bục gỗ để khách nghỉ chân, ngắm cảnh. Hệ thống vì kèo, cột được chạm khắc rất công phu, ghép nối với nhau chắc chắn. Các cột ngang đỡ sàn cầu đều được chạm hình đầu rồng, ngói được lợp bằng ngói mũi hài, 4 góc mái đều được làm cong vút và có đan xen một số biểu tượng Phật giáo như bánh xe kinh luân, chữ "Vạn". Ngoài ra, 2 bên đầu cầu còn có cặp ghế đá làm theo kiểu cổ...

Phần mái ở hai gian đầu cầu được thiết kế gồm 4 mái với đầu đao cong vút, vươn lên mạnh mẽ, bên trên chạm đầu rồng và lợp ngói mũi hài. Hai gian đầu hồi không xây bít đốc mà có tường bao hai bên. Trên tường là những bức tranh đắp nổi hình chim phượng và hoa cúc cùng ô cửa sổ tròn.

cau-ngoi-05.jpg

Phần hạ kiều (gồm mố, trụ cầu, sàn) được làm bằng bê tông cốt thép giả đá; trên các mố, trụ đắp đầu rồng khỏe khoắn. Sàn cầu lát gỗ, giữa là lối đi, hai bên có hành lang trang trí hình con tiện và chỗ nghỉ chân cũng được làm hoàn toàn bằng gỗ.

cau-ngoi-02.jpg

Ở đầu cầu và hồ nước rộng lớn là hàng cây cổ thụ trên 200 năm tuổi, cao chừng 30 mét, bóng rợp mát quanh năm nên không khí rất trong lành. Đặc biệt, vào độ tháng 5, hoa sen nở thơm ngát, ngồi trên cầu ngắm sen nở mang lại một cảm giác yên bình đến lạ thường. Không gian văn hóa này đã được dân làng Bình Vọng bảo tồn hàng trăm năm nay.

Có thể nói, cầu đình làng Bình Vọng có giá trị lịch sử nghệ thuật không kém gì chùa Cầu ở Hội An, mang đặc trưng văn hóa làng quê Bắc bộ, có niên đại cao và được gìn giữ nguyên trạng đến ngày nay.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng nét cổ kính của cầu ngói Bình Vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO