Hồ Quan Sơn: Viên ngọc giữa thung lũng núi đá vôi

Nguyễn Bẩy| 13/12/2022 08:07

Hồ Quan Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, nằm chạy dài trên địa bàn các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, hồ liên thông đến hồ Tuy Lai thuộc các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, của huyện Mỹ Đức. Một phần tiếp giáp với hệ thống sông suối của huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Nơi đây hấp dẫn bởi vẻ đẹp còn nguyên sơ, vẫn giữ được phần lớn sự thuần khiết của thiên nhiên.

1000002003.jpg
Quang cảnh tĩnh lặng non xanh, nước biếc của hồ. 

Hồ Quan Sơn là một khu sinh thái rộng hơn 850ha với gần 20 ngọn núi lớn nhỏ kéo dài, lừng lững mọc trên mặt hồ nước với thảm thực vật xanh mướt vô cùng phong phú. Hồ Quan Sơn mang đậm dấu ấn của một vùng văn hóa dân tộc đặc sắc. Nơi đây có những nét đặc trưng riêng của lối sống người dân Đồng bằng Bắc Bộ, những nét thuần khiết của làng xóm Việt Nam. Qua nếp nhà, cánh đồng, bờ sông, ta cảm nhận được nét tinh túy, nguyên sơ yên bình nhẹ nhàng.

1000002005.jpg
Những đầm Sen thơ mộng chải dài trên mặt hồ Quan Sơn. 

Nơi đây có rất nhiều sen, vì thế nếu muốn đến đây để ngắm sen nở đẹp nhất thì chúng ta nên đến vào khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, đó là mùa sen nở vô cùng đẹp. Cảnh sắc được tạo nên từ những ngọn núi đá vôi nhấp nhô; xen lẫn trên mặt hồ thơ mộng. Khi sen trên hồ đồng loạt nở rộ, tỏa hương thơm ngào ngạt, khung cảnh lúc đó tựa như chốn bồng lai huyền diệu. Nơi này nước hồ trong vắt, in hằn lên màu xanh của trời mây không khí cũng trở lên thoáng đãng. Chúng ta sẽ có cảm giác hơi se se lạnh chạm nhẹ vào da thịt.

1000002006.jpg
Hoa Trang trắng hoang dại phân bố khắp nơi trên mặt hồ. 
1000002002.jpg
Những đám hoa Súng đỏ đẹp phân bố khắp mặt hồ. 

Nếu không thể đến được vào dịp ấy thì cũng không sao vì vào thời gian khác thì những thảm hoa Trang trắng, hoa Súng đỏ cũng phủ bóng, phân bố khắp mặt hồ đẹp không kém gì mùa sen nở.
Du ngoạn trên mặt hồ, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cả một bức tranh thuỷ mặc thiên nhiên sông nước vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng với cảnh núi non sơn thuỷ như hoà quyện làm một. Đặc biệt, nếu dạo ngắm vào mùa mưa, thác nước từ trên cao đổ xuống mặt hồ tung bọt trắng xóa sẽ càng thấy thiên nhiên trở nên kỳ ảo.
Với đảo Sư Tử, đồi Voi Phục, ngọn Giằng Xé, ngọn Trâu Đá Bạc,… mỗi cái một hình thù mọc sừng sững trên mặt nước như món quà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nơi đây. Càng khám phá nhiều ở nơi đây, chúng ta sẽ lại càng bị choáng ngợp bởi sự thú vị với những măng đá, nhũ đá có hình Long, Ly, Quy, Phụng, hay hổ, báo, chim, muông,… cảnh vật tuy tĩnh mà lại như sinh động cực kì tuyệt hảo.
Bên hồ là đảo Hoa Quả Sơn nổi tiếng phong phú các loại trái cây như cam, vải, sung,… Nhưng khi ghé qua đây nếu muốn hái quả thì chúng ta nên được sự đồng ý của chủ nhà nhé. Đến đây chúng ta có thể ăn uống, nghỉ ngơi rồi trở dậy vào buổi chiều để kết thúc một ngày dạo chơi.
Non nước Quan Sơn tạo nên những hang động huyền bí với các loại thạch nhũ mang hình dáng của Tứ linh vô cùng sặc sỡ. Một số đền chùa được người dân lập lên từ xa xưa như chùa Cao, chùa Linh Sơn, chùa Hàm Yến…Những di tích lịch sử tâm linh này là nơi diễn ra hoạt động lễ hội mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc.

Bài liên quan
  • Nhà thờ Cửa Bắc
    Dọc theo phố Phan Đình Phùng nổi tiếng với hàng cây trăm tuổi là các công trình kiến trúc Pháp tuyệt đẹp, trong đó không thể không kể đến Nhà thờ Cửa Bắc - một trong những công trình gắn liền với Cha cố Dronet (cố Ân) và kiến trúc sư Ernest Hébrard ở Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hồ Quan Sơn: Viên ngọc giữa thung lũng núi đá vôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO