Giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long tại Provins (CH Pháp)

Thạch Vũ| 09/12/2022 10:58

Một không gian giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được khai mạc tại Tu viện Saint-Ayoul, thuộc thành phố cổ Provins, vùng Ile-de-France của Pháp.

z3943660933279_09f1febd6663289f5919e49c852a5a7a.jpg
Các tấm pano lớn giới thiệu thông tin về Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và thành phố Provins nhằm kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long và 20 năm đô thị cổ Provins được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Căn phòng lớn ở Tu viện Saint - Ayoul, một di tích cổ đại nổi tiếng của Provins, được chọn để trưng bày một số mô hình hiện vật khảo cổ tiêu biểu được khai quật tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Những viên ngói và góc mái cung điện trang trí hình lá bồ đề cùng đầu Rồng, đầu Phượng được chế tác mô phỏng theo kích thước nguyên bản sẽ được trưng bày ở đây đến hết tháng 12/2023.

z3943661615002_db936e0c16e281876c3d80ded328816a.jpg
Một số mẫu ngói và góc mái cung điện bằng đá hoặc đất nung trang trí lá bồ đề, đầu Rồng hoặc Phượng.

Đến với triển lãm, bên cạnh việc chiêm ngưỡng hiện vật, khách tham quan còn có thể tìm hiểu thông tin về Hoàng thành Thăng Long thông qua các tấm pano lớn trình bày bằng ba ngôn ngữ Anh, Việt, Pháp, các tờ rơi, sách báo, đồ lưu niệm.... Đặc biệt, một video hình ảnh của di sản được trình chiếu liên tục nhằm giới thiệu giá trị nổi bật của Hoàng thành, giúp khách tham quan có một cái nhìn tổng thể về di tích cổ của Hà Nội.

Đến với triển lãm, bên cạnh việc chiêm ngưỡng hiện vật, khách tham quan còn có thể tìm hiểu thông tin về Hoàng thành Thăng Long thông qua các tấm pano lớn trình bày bằng ba ngôn ngữ Anh, Việt, Pháp, các tờ rơi, sách báo, đồ lưu niệm.... Đặc biệt, một video hình ảnh của di sản được trình chiếu liên tục nhằm giới thiệu giá trị nổi bật của Hoàng thành, giúp khách tham quan có một cái nhìn tổng thể về di tích cổ của Hà Nội.

Sự kiện này có ý nghĩa đánh dấu kỷ niệm 50 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 35 năm kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước này, cũng như nhân dịp 20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và 20 năm ghi danh Di sản văn hóa thế giới của thành phố Provins.

z3943662205285_4d5940def80f7811d217c7afdac03aa7.jpg
Khách tham quan xem video clip giới thiệu Hoàng thành Thăng Long.

Năm 2020, một triển lãm mang tên "Khu đô thị cổ Provins và Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị" đã được khai mạc tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản thế giới; và sau hai năm, đầu tháng 12/2022 này tại Provins, đến lượt "Không gian quảng bá di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội" được khánh thành, nhân dịp kỷ niệm 20 năm đô thị cổ này được công nhận là di sản thế giới.

Ngoại giao văn hóa là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước ta. Việc giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long tại đô thị cổ Provins là một hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa chính sách này, góp phần quảng bá di sản văn hóa Việt Nam, tăng cường giao lưu văn hóa với bạn bè Pháp, tiến tới kỷ niệm 50 quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp vào năm 2023.

Bài liên quan
  • Khai mạc trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”
    Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022), sáng 5/12, Trung tâm Lưu trữ lịch sử TP Hà Nội (Chi cục VTLT Hà Nội) phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục VTLT Nhà nước) tổ chức trưng bày “Hà Nội, ký ức 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”.
(0) Bình luận
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • Khai hội chùa Thầy năm 2025
    Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài, gắn liền với chùa Thầy – Di tích Quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch.
  • Tháng 4 trải nghiệm "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam"
    Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
  • Hơn 300 hiện vật tại triển lãm "Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng"
    Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long tại Provins (CH Pháp)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO