Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” và “Giờ học Lịch sử” Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Tuyen Nguyen| 24/11/2022 10:32

Bảo tàng Lịch sử quốc gia - một trong những địa chỉ văn hóa hấp dẫn của thủ đô Hà Nội, hiện đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng di sản vô giá với hơn 200.000 tài liệu, hiện vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu có niên đại từ thời kỳ tiền sử đến ngày nay.

z3904888232072_e926b909e0203a0800ef6aec2b72c25c.jpg
Các bạn nhỏ CLB "Em yêu Lịch sử" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trong đó hiện có 22 bảo vật quốc gia, gần 8.000 tài liệu, hiện vật có giá trị độc bản, quý hiếm được lựa chọn trưng bày, giới thiệu tới đông đảo công chúng tại 02 hệ thống trưng bày số 1 Tràng Tiền và số 216 Trần Quang Khải. Mỗi tài liệu, hiện vật lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đều là những di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ, những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và giàu bản sắc dân tộc.

Để phát huy giá trị các hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày, hàng năm Bảo tàng Lịch sử quốc gia đều tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề trong và ngoài nước; truyền thông, quảng bá hình ảnh, hoạt động bảo tàng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chương trình giáo dục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để phục vụ đông đảo công chúng. Đặc biệt là mô hình Câu lạc bộ Em yêu lịch sử”, “Giờ học lịch sửđã trở thành “thương hiệu” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia với hàng trăm chương trình giáo dục được tổ chức mỗi năm dành cho học sinh phổ thông đến từ các nhóm gia đình và nhóm nhà trường.

z3904887928484_bd8dcc5e7aed45a3305d5566e1419885.jpg
Đến với Bảo tàng Lịch sử quốc gia, các bạn nhỏ sẽ thêm hiểu, thêm yêu lịch sử của đất nước mình.

Tham gia chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, Giờ học lịch sử, các em học sinh không chỉ được khám phá, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ thời kỳ tiền sử đến ngày nay với nhiều chủ đề thú vị, hấp dẫn mà còn được trải nghiệm các hoạt động thể chất, trí tuệ sôi động, bổ ích tạo cho các em niềm “say mê” với môn học lịch sử cũng như bổ sung những kiến thức mà các em đã được học ở trường thông qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bằng quan sát trực quan, sinh động và những trải nghiệm mới lạ, chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Giờ học lịch sử” đã trở thành “Sân chơi bổ ích” thu hút các em học sinh trong những năm gần đây.

Trong năm 2022, cán bộ của Bảo tàng đã triển khai trên 300 chương trình với các hình thức tham quan trực tiếp tại Bảo tàng hay trực tuyến qua nền tảng zoom hay kết hợp với một số Bảo tàng và di tích trên địa bàn Hà Nội. Xuyên suốt cả ba hình thức là các hoạt động học mà chơi, chơi mà học khiến những câu chuyện, những nhân vật lịch sử trở nên dễ hiểu dễ nhớ. Em Trần Hà An học sinh lớp 4E, trường Tiểu học Mai Dịch ( Cầu Giấy Hà Nội) Chia sẻ “Ban đầu khi mới vào lớp 4, con nghe nói phải học Lịch sử toàn phải học thuộc, nào con số ngày tháng sự kiện vậy nên con rất sợ. Con đã đỡ sợ hơn, thậm chí là tự tin hơn sau khóa trải nghiệm cùng các cô tại Bảo tàng lịch sử quốc gia. Cảm ơn các cô vì con đã có thêm nhiều kiến thức lịch sử bổ ích”. Chương trình cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Chị Quỳnh Anh, một phụ huynh học sinh chia sẻ: "Với sự nhiệt tình chỉ bảo của hướng dẫn viên Bảo tàng mẹ con mình đã khám phá thêm biết bao điều thú vị trên các hiện vật của Bảo tàng và điều mình vui nhất là con đã mang cả những câu chuyện lịch sử về nhà khiến cả nhà thêm yêu lịch sử - một môn học mà trước đây bản thân mình rất ngại học”.

z3904886491979_9946529c9c6d854d5e972f746c37079a.jpg
Các bạn nhỏ với trò chơi ghép hình để hoàn thiện bức tranh nói về lịch sử.

Chương trình Câu lạc bộ Em yêu Lịch sử và Giờ học Lịch sử đã lan tỏa rộng rãi không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn trong cả nước và đang kết nối với nhiều bạn học sinh người Việt ở nước ngoài để cùng khám phá lịch sử dân tộc. Lịch đăng ký tham gia giờ học lịch sử trực tiếp tại Bảo tàng cũng như những giờ học lịch sử online đều đã kín, cán bộ hướng dẫn phải đi làm cả thứ 7 và chủ nhật đôi khi còn phải thu xếp công việc để tham gia dạy online vào các buổi tối. Nhưng đây thực sự là niêm vui, niềm tự hào của họ.

Bài liên quan
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Chương trình Giáo dục di sản “Hành trình Lịch sử”
    Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia. Thời gian gần đây ngoài hoạt động tiếp đón các đoàn tham quan, nghiên cứu thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi tổ chức chương trình Giáo dục di sản với chủ đề “Hành trình Lịch sử” để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” và “Giờ học Lịch sử” Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO