Sống lại “thời khắc lịch sử” qua chuyến thăm quan nhà tù Hỏa Lò

Hà Trang| 18/11/2022 15:03

Nằm ở số 1, cũng là độc nhất trên con phố Hoả Lò thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; di tích Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là “địa ngục trần gian” ngay giữa lòng Thủ đô. Nhà tù được người Pháp xây dựng năm 1896, từng là nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.

Nơi “Địa ngục của địa ngục”

Thời gian gần đây, di tích Nhà tù Hoả Lò đón nhận được rất nhiều sự ủng hộ và quan tâm của đông đảo du khách gần xa, đặc biệt là giới trẻ muốn tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.

du-khach-tham-quan-nha-tu-hoa-lo.jpg
Được mệnh danh là top 10 nhà tù khét tiếng nhất Thế giới, Hỏa Lò đã thu hút rất đông lượng khách tham quan cả trong nước và Quốc tế

Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng vào năm 1896 với tên gọi là Đề lao Trung ương (Maison Centrale). Tuy nhiên, do được xây trên đất của làng Phụ Khánh - một làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Hà Thành nơi chuyên làm các loại siêu đất, ấm đất và bếp lò, ngày đêm rực lửa lò nung nên có tên là Hỏa Lò. Từ đó, nhà tù này cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò hay ngục thất Hà Nội. Năm 1954, sau khi giải phóng Miền Bắc, Nhà nước quản lý nhà tù Hỏa Lò dùng làm nơi giam giữ những người vi phạm pháp luật và tạm giam phi công Mỹ bị bắn rơi hay lính Mỹ bị bắt khi ném bom bắn phá Miền Bắc - Việt Nam. Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục. Dưới chân tường phía trong là một vỉa hè rộng 3m dùng cho lính gác đi tuần tra xung quanh khu vực trại giam. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong đường tuần tra và xung quanh phía ngoài nhà tù. Ngày nay, Hỏa Lò chỉ rộng hơn 2.400 m2, được giữ lại và bảo tồn nhằm phục vụ tham quan du lịch hay những ai muốn tìm hiểu và tận mắt chứng kiến nhà tù thực dân như thế nào.

tuong-nha-tu-hoa-lo.jpg
Bức tường vững chắc, kiên cố bao quanh nhà tù Hỏa Lò

Bắt kịp xu hướng truyền thông mới để kết nối giới trẻ về gần với lịch sử

Khác với những địa điểm di tích lịch sử khác, Nhà tù Hỏa Lò hiện nay không còn triển khai hướng dẫn viên thuyết minh trực tiếp mà thay vào đó là tai nghe kết nối với máy ghi âm cùng bản đồ được phát kèm để phục vụ du khách.

may-thuyet-minh-tham-quan-di-tich-hoa-lo.jpg
Thiết bị thuyết minh được cung cấp ngay sau khi qua khu vực soát vé để du khách có thể có những trải nghiệm chân thực nhất

Với thiết bị thuyết minh tự động, du khách có thể tự trải nghiệm 35 câu chuyện lịch sử theo cách riêng của mình. Các thông tin liên quan đến hiện vật đều được truyền tải qua chính lời kể của những người tù chính trị về cuộc sống khó khăn trong tù, tình đồng chí, đồng đội hay những lần vượt ngục nguy hiểm…

buong-giam-nha-tu-hoa-lo.jpg
Khu vực buồng giam của tù nhân, những đứa trẻ cũng phải theo người Mẹ vào tù..
do-vat-su-dung-trong-nha-tu-hoa-lo.jpg
Quần áo, vật dụng, bát ăn, đồ dùng của những người tù nhân được cấp phát
cong-cu-tra-tan-tai-nha-tu-hoa-lo.jpg
Hình ảnh chiếc máy chém "rùng rợn" và những vật tra tấn dã man dành cho những tử tù

Để phục vụ du khách chưa có cơ hội ghé thăm Nhà tù Hoả Lò bởi khoảng cách địa lý, phía di tích cũng cho ra mắt hình thức tham quan trực tuyến qua “Không gian trưng bày online”. Những câu chuyện về từng giai đoạn lịch sử đáng nhớ của dân tộc được thể hiện cùng lúc qua lời thuyết minh và hình ảnh khiến trải nghiệm của du khách trở nên chân thật ngay cả khi không tới di tích trực tiếp. Ngoài ra, du khách có thể tham quan di tích trên hai nền tảng Spotify và Apple Podcasts. Tại đây, 3 chương trình trưng bày trực tuyến mang tên “Thắp lửa yêu thương”, “Sắt – Son”, “Lời thề quyết tử” được truyền tải qua giọng đọc cảm xúc khiến khán, thính giả dễ dàng tiếp cận câu chuyện lịch sử hơn.

dai-tuong-niem-di-tich-hoa-lo.jpg
Đài tưởng niệm với những bức điêu khắc để du khách thăm quan bày tỏ niềm tưởng nhớ đối với những vị anh hùng dân tộc

Một trong những sản phẩm du lịch thành công và có sức lan toả của Di tích Nhà tù Hỏa Lò là mở thêm tour đêm tham quan. Tour đêm được bắt đầu từ 19h - 20h30 thứ 6 và thứ 7 hàng tuần. Trong chuyến hành trình đầy ấn tượng và những trải nghiệm không thể nào quên, du khách được chứng kiến cuộc sống khắc nghiệt mà những cựu tù chính trị phải chịu đựng. Những câu chuyện được tái hiện qua nhiều hoạt cảnh kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng và hệ thống tiếng động chân thực đã đánh thức mọi cung bậc cảm xúc của du khách.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ngày càng thu hút không chỉ du khách trong nước và cả khách quốc tế đến tham quan trải nghiệm, học tập và nghiên cứu.

Bài liên quan
  • Hà Nội có thêm 4 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố
    Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định số: 1389/QĐ-UBND; 1390/QĐ-UBND; 1391/QĐ-UBND; 1392/QĐ-UBND về việc xếp hạng 4 di tích cấp thành phố, nâng tổng số di tích cấp thành phố ở Hà Nội lên 1.435 di tích.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
  • Đoàn làm phim “Hoàng Hậu Cuối Cùng” làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
    Công ty TNHH Mar6 Studios làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng”.
Đừng bỏ lỡ
Sống lại “thời khắc lịch sử” qua chuyến thăm quan nhà tù Hỏa Lò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO