Chuyển động Hà Nội

Hà Nội quyết tâm đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Văn Thiện 09:33 23/12/2023

Ngày 22/12, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã có tham luận với chủ đề “Hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 22/2/2022 - Thiết kế không gian trải nghiệm từ những di sản văn hóa, kiến trúc, công nghiệp” từ thực tiễn của Hà Nội. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh và các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

lan-su-rong.jpg
Các sự kiện văn hóa nghệ thuật - du lịch lớn của quốc gia, Hà Nội tổ chức tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm luôn có đông đảo người dân và du khách tới trải nghiệm, khám phá

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và đặc biệt là Kết luận của Tổng Bí thư Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Năm 2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TU về “Phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045” với các mục tiêu được xác định cụ thể cho từng giai đoạn và xác định các lĩnh vực có lợi thế của Thủ đô để tập trung triển khai; trước mắt tập trung một số ngành: Du lịch văn hoá; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; quảng cáo; ẩm thực; phần mềm và các trò chơi giải trí.

Bên cạnh việc xác định các mục tiêu của từng giai đoạn và các giải pháp tổng thể để phát triển công nghiệp văn hóa, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị triển khai một số sản phẩm văn hóa cụ thể trong từng năm. Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thí điểm triển khai một số sản phẩm văn hóa chất lượng, thu hút sự chú ý, quan tâm của du khách và nhân dân. Điển hình như chương trình tham quan, trải nghiệm di tích Nhà tù Hỏa Lò với chủ đề “Đêm thiêng liêng - sáng ngời tinh thần Việt” và “Đêm thiêng liêng 2 - sống như những đóa hoa”; Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”; chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhiều triển lãm, trưng bày quy mô, chất lượng thu hút lượng lớn khách tham quan, thụ hưởng. Số lượng khách từ khi triển khai thí điểm các sản phẩm văn hóa tăng 200% so với trước đó.

Sau 4 năm chính thức là thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo và 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, hiện nay, thành phố ngày càng có sự phát triển đa dạng về các sản phẩm văn hóa. “Nhiều không gian sáng tạo đã trở thành thương hiệu, điểm nhấn của Hà Nội như không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Chỉ hơn 3 năm triển khai đã có hơn 500 sự kiện trong nước và quốc tế được tổ chức”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết. Một trong những điểm nhấn quan trọng khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo là Hà Nội đã phối hợp với UNESCO tại Việt Nam và UN Habitat tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo thường niên, trong đó mỗi năm chọn một chủ đề khác nhau. Năm 2021 chọn chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo”, năm 2022 chủ đề “Sáng tạo và công nghệ”; năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” và được tổ chức tại các di sản công nghiệp gắn với Hà Nội như: Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu, Ga Long Biên, Ga Gia Lâm… với nhiều hoạt động, hội thảo, triển lãm trưng bày, thu hút hơn 200.000 khách tham quan.

Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng cũng được thành phố quan tâm. HĐND Thành phố thông qua Nghị quyết đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trong đó có tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, Hà Nội còn nhiều Nghị quyết chuyên đề khác, như: Quy định về đãi ngộ, hỗ trợ với nghệ sĩ, nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT ở các lĩnh vực, câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố hà Nội. Đến nay, thành phố đang nỗ lực hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô sửa đổi… hướng đến đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô một cách bền vững.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cũng nêu một số kiến nghị của Hà Nội gồm: Thứ nhất, Chính phủ cần nghiên cứu, xây dựng, có cơ chế thực thi hiệu quả quy hoạch cấp quốc gia cho Chiến lược phát triển các ngành CNVH; đồng thời hướng dẫn các địa phương trong cả nước triển khai quy hoạch đồng bộ nhằm tạo sự thống nhất mục tiêu phát triển; định vị bản sắc văn hóa của từng vùng, từng địa phương; hình thành liên kết vùng, chuỗi liên kết các ngành, lĩnh vực, thức đẩy CNVH Việt Nam có vị thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Thứ hai, ban hành và triển khai thực hiện “Khung tiêu chí/Chỉ số đánh giá các ngành CNVH” nhằm thống nhất trong công tác thống kê, đánh giá chất lượng, hiệu quả cũng như kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực cho phát triển CNVH, đảm bảo đúng định hướng, phát huy được tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi bổ sung những chính sách còn chênh với thực tiễn, là “rào cản” trong phát triển, bao gồm vấn đề hợp tác công - tư trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 80 ngày Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo quân và dân đấu tranh để tiến tới tiếp quản Thủ đô
    Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho biết, 70 năm trước, tiếp quản Thủ đô không chỉ là mối quan tâm của Đảng bộ, quân và dân Hà Nội, mà hơn hết là của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng nhân dân cả nước. Và tính chung trong 80 ngày (từ 21/7 - 10/10/1954), qua công tác địch vận của ta, đã có hơn 1 vạn binh lính địch chạy trốn khỏi hàng ngũ về với Nhân dân.
  • Từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    “Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả” - GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định.
  • Hà Nội đang bừng sáng với một diện mạo mới, sức sống mới, tiếp tục thực hiện khát vọng hóa Rồng
    Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” diễn ra sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội thảo là sự kiện trọng tâm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
    Tối 07/10, tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
  • 5 điều tạo nên sự khác biệt của bộ đôi trà trái cây TH true TEA mới
    Đầu tháng 8/2024, TH ra mắt 2 sản phẩm mới thuộc bộ TH true TEA gồm: Trà Đào Tự Nhiên và Trà Vải Tự Nhiên. Dù đào - vải - trà là những nguyên liệu quen thuộc, TH vẫn có thể mang đến trải nghiệm hương vị mới lạ nhờ những bí quyết riêng.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội quyết tâm đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO