Chuyển động Hà Nội

Hà Nội dành gần 553 tỷ đồng thăm, tặng quà dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Văn Thiện 20/12/2023 20:33

Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chế độ chính sách, kịp thời theo quy định tài chính hiện hành; Huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều có Tết.

c4b388ab-975a-4eb6-a078-04288035b2a1.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, chúc Tết Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Kiều Thị Tỳ (thị xã Sơn Tây). (ảnh: KTĐT)

UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch số 308/KH-UBND về việc thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Theo đó, Hà Nội dự kiến dành 1.078.096 suất quà, với tổng kinh phí 552,895 tỷ đồng tặng các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chế độ chính sách, kịp thời theo quy định tài chính hiện hành; Huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều có Tết.

Theo đó, thành phố tặng quà cho cá nhân từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/người đối với các đối tượng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B; người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Thành phố tặng quà trị giá 300 nghìn đồng/người đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng; mức quà 500 nghìn đồng/hộ đối với hộ nghèo; 300 nghìn đồng/hộ đối với hộ cận nghèo.

Thành phố cũng tặng quà cho 86 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 6 triệu đồng đến 16 triệu đồng; tặng 150 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6 triệu đồng; tặng quà 500 nghìn đồng/người để bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung thêm tiền ăn cho các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại các trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 (Sở Y tế).

Cùng với đó, thành phố cũng tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi với các mức từ 700 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/người.

Ngoài quà tặng của thành phố, các địa phương tùy vào điều kiện và khả năng thực tế có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ các gia đình chính sách xã hội khó khăn trên địa bàn quản lý, bảo đảm các đối tượng đều có Tết.

UBND TP giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch.

UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn rà soát danh sách đối tượng; đảm bảo kinh phí và tổ chức thực hiện tặng quà theo quy định, hoàn thành trước ngày 25/1/2024 (tức ngày 15 tháng 12 năm Quý Mão)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” được tổ chức vào tối ngày 10/10
    Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô nhằm nêu bật ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
  • Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm đồng chí Trần Duy Hưng
    Sáng 7/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm).
  • Hà Nội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 93% dự toán
    Theo số liệu từ Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2024 ước thực hiện 379 nghìn tỷ đồng, đạt 92,8% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Trung đoàn Thủ đô: Vinh quang ngày trở lại
    Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi dấu một trung đoàn “có một không hai”: đều là những người con Hà Nội, thành lập đầu tiên ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ngay trên chiến lũy Hà Nội; được Bác Hồ trao gửi niềm tin: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa”. Đó chính là Trung đoàn Thủ đô - đơn vị vinh dự được Bác Hồ trao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng: Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô
    Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hội LHPN xã Việt Hùng, huyện Đông Anh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các chi, tổ hội phụ nữ chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Tự hào Hà Nội, vận hội và cơ hội vươn tầm cao mới
    Từ ngày được giải phóng (10/10/1954 ), Thủ đô Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ. Đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, nhấn mạnh: “Từ một thành phố bị tàn phá sau chiến tranh, Hà Nội đã nhanh chóng khôi phục và từng bước phát triển qua các thời kỳ, thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội đang bừng sáng với một diện mạo mới, sức sống mới, tiếp tục thực hiện khát vọng hóa Rồng
    Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” diễn ra sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội thảo là sự kiện trọng tâm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Mở cơ hội, tầm nhìn mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
  • Trung đoàn Thủ đô: Vinh quang ngày trở lại
    Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi dấu một trung đoàn “có một không hai”: đều là những người con Hà Nội, thành lập đầu tiên ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ngay trên chiến lũy Hà Nội; được Bác Hồ trao gửi niềm tin: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa”. Đó chính là Trung đoàn Thủ đô - đơn vị vinh dự được Bác Hồ trao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm đồng chí Trần Duy Hưng
    Sáng 7/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm).
  • Thu nhập bình quân của người lao động tăng 176.000 đồng/ người trong quý III
    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý III/2024 là 7,6 triệu đồng, tăng 176.000 đồng so với quý trước...
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất khôi phục và phát triển "Bát cảnh Tây Hồ" được đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái
    Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội do báo Thể thao và Văn hóa và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái thành lập từ năm 2008, nhằm trao cho các tác giả, tác phẩm, ý tưởng, việc làm có giá trị khoa học, nghệ thuật cao, thấm đượm tình yêu Hà Nội.
  • Phác thảo kiến trúc Thủ đô chặng đường 70 năm
    Ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là cơ hội để độc giả nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.
  • Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” được tổ chức vào tối ngày 10/10
    Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô nhằm nêu bật ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
  • Hơn 63.000 lượt khách tham quan Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Theo Sở Du lịch Hà Nội, sau 3 ngày diễn ra, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội đã thu hút hơn 63.000 lượt khách tham quan.
  • 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế cả nước tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực
    Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 trên cả nước. Theo đó, GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, cao nhất trong 6 năm gần đây, tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
  • "Lịch sử chữ quốc ngữ" đoạt giải Sách hay 2024
    Tác phẩm “Lịch sử chữ quốc ngữ” của tác giả Phạm Thị Kiều Ly vừa xuất sắc đoạt giải Phát hiện mới tại Giải Sách hay 2024, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho nền xuất bản Việt Nam.
  • Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á
    Tại cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” do UNESCO tổ chức tại thành phố Kuching, Sarawak, Malaysia, sinh viên Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải...
  • Ngày ấy... quê hương & chúng tôi
    Quê tôi - thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội xưa có tên là Ngã Tư Đình thuộc tỉnh Hà Tây. Sở dĩ có tên gọi này là bởi khi ấy Ngã Tư Đình có đường thông bốn ngả: phía Bắc ra Hà Nội; phía Nam xuống Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…; phía Tây sang Mỹ Đức vào Hòa Bình; phía Đông tới Thường Tín, vượt sông Hồng đến Hưng Yên... Tuy chỉ là con phố nhỏ nhưng nơi đây vẫn được xem là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Ứng Hòa.
  • Ra mắt tập 14 truyện tranh kinh điển “Tý Quậy”
    Tròn 10 năm kể từ ngày tác giả của bộ truyện tranh “Tý Quậy” đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện. Tập 14 của bộ truyện tranh “Tý Quậy” mà NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc mới là minh chứng.
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
Hà Nội dành gần 553 tỷ đồng thăm, tặng quà dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO