Góc nhìn

Ấn tượng Vũ Minh Huệ

PGS.TS Vũ Nho 06:54 31/07/2023

Mấy năm gần đây, các hội viên mới được kết nạp vào Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội có không ít gương mặt ấn tượng. Một trong số đó là nữ nhà thơ Vũ Minh Huệ, không chỉ xinh đẹp trẻ trung mà còn để lại dấu ấn bằng những sáng tác rất mới, có cá tính và giàu nữ tính.

Vũ Minh Huệ đã góp mặt trong 8 tập thơ in chung trước khi có những tập in riêng sau này. Cho đến nay, chị đã có hai tập thơ là “Dám yêu lần cuối” (2017), “Con tim không đậy nắp” (2019) và gần đây là tập tùy bút “Ngài Đại sứ” (2022), cuốn sách viết về Đại sứ và Quyền Phó Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam.

anh-ly-uyen.jpg

Trẻ trung, nên Vũ Minh Huệ yêu “cuồng si” (tên một bài thơ), yêu mãnh liệt. Mãnh liệt tới mức muốn “mở toang lồng ngực”. Mãnh liệt tới mức “Yêu dại cuồng như chưa một lần yêu”. Và tình cảm cháy bỏng, thiêu đốt tới mức phải hét lên, hét vang lên kiêu hãnh: “Ta muốn đứng trên đỉnh núi cao/ Hét vào bầu trời/ Hét vào cuộc đời/ Tiếng hét rạng ngời/ Ta yêu anh” (Tiếng hét).

Người thiếu nữ Á Đông thường khiêm tốn, không muốn bộc lộ tình cảm riêng của mình, càng không muốn nói đến sự “si tình” vốn không được truyền thống coi trọng. Vũ Minh Huệ hồn nhiên và thẳng thắn. Si tình ư? Si tình thì có sao? Si tình đáng tự hào, đáng kiêu hãnh vì đã hết lòng cho tình yêu: “Yêu lắm rồi, si lắm phải không anh?” (Si). Thấm lệ khô bờ mi/ Dấu tình và lèn chặt/ Ta thẳng người ngẩng mặt/ Cười/ Ta kẻ tình si(Cười ta kẻ tình si).

Vâng! Yêu thì nói rằng yêu, kiêu hãnh vì yêu, hết lòng vì yêu! Công khai, không giấu giếm! Phải chăng vì thế mà người thơ khoe mình có một “Con tim không đậy nắp”?! (Tên một bài thơ cũng là tên chung cho tập thơ thứ hai của chị).

Đây là một hình ảnh có tính ẩn dụ độc đáo! Trái tim là biểu tượng cho tình cảm của mỗi người, thường đối lập hay tương phản với khối óc là biểu tượng của lý trí. Tim con người bình thường có bốn ngăn, từng có trường hợp là “ba ngăn rưỡi” như trong thơ của Hảo Vân. Trái tim sinh học và vật lý làm gì có nắp đậy như một vật thông thường? Nhưng đi vào thơ ca, tim đã là một hình tượng hóa. Tim không đậy nắp là trái tim để ngỏ, là trái tim mở, sẵn sàng đón mọi cung bậc tình yêu. Và người có “trái tim không đậy nắp” là người sống vì yêu, như thi hào Nga A. Puskin từng viết “Trái tim không thể một ngày không yêu”, hay như bậc thơ đàn chị Đoàn Thị Lam Luyến “yêu đến nát cuộc đời cho thơ”.

Vũ Minh Huệ là như vậy: “Tôi/ Tôi bám vào nắng. Tôi bám vào mưa/ Tôi bám vào nồng nàn. Tôi bám vào/ con tim không có nắp”.

Với tình cảm của một trái tim để ngỏ, người thơ muốn tự mình dịch chuyển, muốn bay, muốn bơi. Dẫu biết rằng mình không phải là cây, không phải là chim, không là cá. “Tôi chỉ là người bình thường”! Và người thơ đầy cá tính mạnh đó bỗng hoài nghi với các câu hỏi: “Có lẽ tôi đã không bình thường? […]/ Có lẽ tôi đã sai?[…]/ Tôi là người bình thường?(Tôi là người bình thường)

Dẫu vậy, vẫn thấy một Vũ Minh Huệ mãnh liệt, khao khát, táo bạo: “Lòng dâng thương mến/ Muốn cột lại thời gian/ Cột ngày vào đêm/ Cột môi mềm mắt ướt/ Cột những năm tháng tuổi xuân xanh mướt…/ Tôi nhốt ông mặt trời(Tôi nhốt ông mặt trời).

      Sẽ không ngạc nhiên khi trong thơ của người có “Con tim không đậy nắp” có nhiều bài viết về nỗi nhớ: “Nỗi nhớ”, “Nhớ anh”, “Nhớ tình”, “Nhớ bơ vơ”, “Nhớ thương không rực cháy” (tập Dám yêu lần cuối), “Nỗi nhớ anh căng tràn bật cúc”, “Anh à rất nhớ”, “Bùng cháy đi nhớ ơi’ (tập Con tim không đậy nắp) và có nhiều giấc mơ: “Đêm qua tôi mơ”, “Ước mơ của một hồn ma”, “Mơ tôi đi tìm tôi giữa vầng trăng máu”, “Mộng du”, “Giấc mơ em (tập Con tim không đậy nắp).

Nhớ và mơ để đi lạc vào một thế giới khác, một cuộc sống khác, một hoàn cảnh khác để tha hồ khám phá bí ẩn đa chiều, đa tầng của tự nhiên và khám phá bí ẩn của chính mình. Đó là điều các thi sĩ trẻ bây giờ luôn khát khao, mong ước.

Nếu buộc phải lựa chọn cái hay, cái quyến rũ giữa “nhớ” và “mơ”, tôi sẽ nghiêng về “nhớ” vì đó là tình cảm thực của cõi thực chứ không phải là tình cảm mong ước, tưởng tượng của cõi ảo!

“Ngài Đại sứ” là một tập tùy bút cho thấy một Vũ Minh Huệ khác. Đó là người ham hiểu biết, ham khám phá, sáng tạo. Tất cả đều với một nhiệt tình, một say đắm. Không phải là người được đào tạo về hội họa, hầu như là một “dân hoàn toàn ngoại đạo”, nhưng Vũ Minh Huệ đã có những phân tích, đánh giá và cảm nhận khá tốt về một số bức tranh của ngài Đại sứ, một con người đa tài về hội họa, âm nhạc (sáng tác và biểu diễn), văn chương. Ấn tượng nhất là khi Vũ Minh Huệ viết về 2 bức tranh “Hòa bình” và “Cống hiến”.

Khi nói về quà tặng những viên bi, người viết liên hệ tới những đôi mắt thật thú vị và thuyết phục bằng những câu văn giàu nhịp điệu:

Mắt là cửa sổ tâm hồn. Khi hạnh phúc dâng trào hoặc lúc u buồn khổ não, tất cả đều bộc lộ qua đôi mắt. Mắt là nơi thể hiện chính xác những cảm xúc của bạn. Bạn vui đôi mắt bừng sáng; Bạn buồn, đôi mắt xa xăm, ủ rũ; Bạn gặp người thương, đôi mắt long lanh, cháy bỏng; Bạn giận dữ, đôi mắt long lên, in hằn tia máu; hoặc những khi ngập tràn đau khổ, đôi mắt bạn rưng rưng rồi lệ tràn ướt đẫm…

Tôi tin Vũ Minh Huệ đã chính xác khi viết về ngài Đại sứ Hy Lạp:

“Thông qua những viên bi, Nikos muốn xóa nhòa ranh giới: tuổi tác, cảm xúc, địa lý, chủng tộc; nâng cao tri thức… Khiến cho mọi con tim cùng nhịp đập, tuân theo cùng một nguyên tắc… Thế giới hòa bình, bắt tay thỏa hiệp, nhà nhà đều vui…

Thông qua món quà là những viên bi, ông muốn truyền tải văn hóa của đất nước mình đến khắp bạn bè năm châu bốn bể và kiếm tìm công lý”.

Hai tập thơ và tập tùy bút gây ấn tượng mạnh cho tôi. Và tôi tin Vũ Minh Huệ cũng gây ấn tượng sâu sắc với mọi người./.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi từ Hán Việt sang từ thuần Việt
    Như đã biết, từ Hán Việt chiếm phần lớn trong vốn từ vựng tiếng Việt. Từ Hán Việt có ưu điểm như: súc tích, diễn đạt tốt được ý nghĩa trang trọng, tính khái quát cao, cần được dùng nhiều trong các văn bản hành chính, khoa học…
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng Vũ Minh Huệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO