Góc nhìn

Nghiệm sinh của tôi về nghề báo

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái 15:11 16/06/2023

Có rất nhiều nhà báo nổi tiếng và tài giỏi dù họ không tốt nghiệp từ trường Báo chí. Theo tôi, để viết báo thật hay, thật thuyết phục thì bản thân người viết phải thật giỏi tiếng mẹ đẻ. Và kể cả khi báo chí được chia ra 4 loại hình bao gồm báo giấy, phát thanh, truyền hình, điện tử thì điều đầu tiên cần thiết và quan trọng nhất với một nhà báo vẫn là phải linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ. Đó chính là cơ sở văn hóa - văn học tốt nhất cho nghề báo.

anh-hoang-minh-tuan-2.jpg

Người viết cần trau dồi thông tin và am hiểu văn hóa

Có rất nhiều nhà báo nổi tiếng và tài giỏi dù họ không tốt nghiệp từ trường Báo chí. Theo tôi, để viết báo thật hay, thật thuyết phục thì bản thân người viết phải thật giỏi tiếng mẹ đẻ. Và kể cả khi báo chí được chia ra 4 loại hình bao gồm báo giấy, phát thanh, truyền hình, điện tử thì điều đầu tiên cần thiết và quan trọng nhất với một nhà báo vẫn là phải linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ. Đó chính là cơ sở văn hóa - văn học tốt nhất cho nghề báo.

Trong quá trình tự học để thành nhà báo và dù sau này có công tác giảng dạy ở khoa Báo chí các trường, tôi nhận ra rằng báo chí là một nghề có thể học còn dạy thì không. Không thể đào tạo ai đó thành nhà báo, nếu chính người đó không muốn/ không thể trở thành. Hay nói đúng hơn, những giảng viên ở các khoa Báo chí chỉ là những người dẫn dắt và định hướng cho sinh viên phát triển năng lực bản thân chứ không thể định đoạt việc người học có trở thành nhà báo hay không.

Từ việc được giảng viên dẫn dắt, điều quan trọng là sinh viên phải biết tự học. Học qua những bài báo hay của tiền bối, của bất cứ ai có tác phẩm báo chí hay, từ báo giấy báo in đến báo nói, báo hình và cả báo điện tử. Bên cạnh được giảng viên giới thiệu, sinh viên cũng phải biết chọn bài báo hay để đọc để học. Có thế mới bồi đắp nên một nhà báo giỏi trong tương lai.

Nghề báo nói chung và báo chí mảng văn hóa nghệ thuật nói riêng là một môi trường hết sức sôi động, đòi hỏi cập nhật đổi mới mỗi ngày nhưng cũng không kém phần đa đoan và không ít nghiệt ngã. Nếu tác phẩm báo chí không đủ độc, lạ, mới; nếu người viết cứ giữ một màu trong lối viết và đề tài, thì chắc chắn sẽ bị đánh trượt khỏi đường ray hừng hực sự di chuyển ấy.

Qua quan sát trên báo chí có thể thấy mục bình luận văn hóa nghệ thuật là một sân chơi thú vị dành cho các nhà báo văn hóa. Những bài viết cho chuyên mục này cần có chiều sâu của sự nghiên cứu tìm tòi, lại cần có những tư duy đủ kịp với cập nhật thời đại. Ví như một bài viết bình luận về tác phẩm sân khấu, nhà báo phải có vốn hiểu biết nhất định. Đó là mối quan hệ kỳ lạ: tác phẩm sân khấu bao giờ cũng bắt đầu từ kịch bản văn học, mà kịch bản văn học thuộc về văn chương. Trước hết, nó là kịch bản văn học, được viết bởi nhà viết kịch. Tác phẩm sân khấu là vở diễn được dựng, bởi nhà đạo diễn, được diễn trên sân khấu (bởi diễn viên) - để dành cho cái xem. Cho nên cái chữ để viết kịch bản vốn ở dạng phi vật thể. Còn cái dàn dựng và cái thể hiện nhân vật trên sân khấu đều là cái hữu thể. Thế nên, việc hiểu chữ phi vật thể chính là cơ sở mỹ học cho việc thiết kế cái hữu thể trên sân khấu. Đối với những nhà báo có sẵn tiền đề văn chương (phi vật thể) sâu sắc để từ đó mà chuyển vận sang sự hiểu biết và diễn giải về cái hữu thể trên sân khấu thì việc này sẽ không mấy khó khăn.

Thế mới thấy, người làm báo văn hóa văn nghệ nói chung và nhất là người viết bài bình luận văn hóa nghệ thuật nói riêng nếu có thêm bằng cấp, chứng chỉ hay ít ra là sự hiểu biết, yêu thích văn chương là một lợi thế lớn.

Mặc nhiên, tôi định nghĩa nghề báo là nghề “thông tin”, với một đặc thù cơ bản, là chỉ thông tin về “cái mới”. Nếu cần một câu hỏi triết học về nghề báo, theo tôi, chỉ có thể là “Cái gì mới?”. Không nhà báo nào lại thích rơi vào cảnh thông tin của mình bị cũ và chẳng có gì mới. Muốn được như thế, theo tín niệm nghề báo của nhà báo lão thành Hữu Thọ thì “Bút phải sắc và lòng phải trong”!

Báo chí gắn liền với thực tiễn đời sống

Ngay từ lúc còn theo học nghề báo mà chỉ ham học lý thuyết về nghề thì hoàn toàn không đủ và không phải cách học tốt nhất để thực thi nghề báo. Vả lại, học nghề báo đâu chỉ chăm chăm vào công việc làm báo của riêng mình mà quên mất một điều là phải tự mình “xem, nghe, đọc, nghĩ” về tác phẩm báo chí của đồng nghiệp. Người theo học nghề báo phải đọc, xem, nghe, nhìn các loại hình báo chí khác nhau để chọn lấy loại hình nào thích hợp nhất với bản thân. Và học cách tổ chức viết bài theo sở trường cá nhân. Như dòng nước được khơi thông, từ đó việc theo đuổi nghề báo sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, viết báo phải gắn liền với thực tiễn đời sống. Tham gia vào đời sống xã hội, thâm nhập thực tế, kiểm tra đối chiếu thông tin trên tài liệu và thông tin thực tế đã chính xác hay chưa và tôn trọng sự thật là điều cần thiết của người làm báo.

Nhiều năm về trước, từng có loạt bài báo phê phán sự sai phạm ở đồi Vọng Cảnh (Huế). Thông tin đã dấy lên những ồn ào của dư luận, khiến Huế phải dừng, không cho xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh nữa. Cá nhân tôi lúc ấy cũng băn khoăn tự hỏi sao Huế lại có thể đồng ý cho xây khách sạn lớn trên đồi, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên? Tuy nhiên, khi tôi dẫn đoàn sinh viên đi thực tế ở Huế, lên trên đồi Vọng Cảnh thì không thấy một khách sạn đang xây dở nào cả. Đến khi người dẫn đoàn là một nhà báo bản địa cho biết: “Khách sạn dự định xây dưới kia - lưng chừng đồi, cửa sổ sẽ nhìn thẳng ra sông Hương thơ mộng, nhưng mới là lấy đất, cắm chỗ, chưa xây thì đã bị dừng”. Vậy là tôi dẫn đoàn sinh viên xuống tận nơi đang dang dở ấy, để mọi người biết trên đỉnh đồilưng chừng đồi hoàn toàn khác xa nhau. Thế mới biết, người làm báo, chỉ dùng sai một chữ thôi, là thông tin đã bị bóp méo sai lệch đến cỡ nào.

Suốt 50 năm viết, làm báo và 20 năm giảng dạy đại học về văn hóa văn nghệ và về nghề báo đã cho tôi thấy vẻ đẹp toàn vẹn về triết lý mà thi hào Gớt người Đức, từng phát biểu chí tình: “Lý thuyết thì xám mà cây đời thì mãi mãi xanh tươi!”. Và với tôi, nghề báo là nghề đi, đi là được. Xin mượn tên cuốn sách của một nhà văn trẻ nào đó để hình dung về nghề báo: “Xách ba lô lên và đi”!

Bài liên quan
  • Độc đáo phương ngữ miền Nam
    Tiếng Việt sẽ nghèo nàn đi nhiều nếu không được một số lớn từ vựng miền Nam bổ sung vào hệ thống từ vựng chung cùng với những cách sử dụng giàu sắc thái phương ngữ, đáng chú ý là phương ngữ Nam bộ.
(0) Bình luận
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
  • Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
    Điều 10, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • Nghệ sĩ Hoàng Tùng Ngọn lửa đam mê theo cùng năm tháng
    Tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 2005, Hoàng Tùng được Đạo diễn - NSND Lan Hương “đón” về Nhà hát Tuổi trẻ thành lập đoàn kịch 3 mang tên Đoàn kịch Hình thể: chuyên dựng diễn các vở mang tính nghệ thuật thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể, kết hợp lời thoại nhưng ít hơn so với kịch nói.
  • Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Điều này sẽ sớm được hiện thực hóa khi Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, có các chính sách như một “bệ phóng” để các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô vươn xa.
  • Nghiêm cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay từ ngày 1/7
    Điểm nổi bật trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay.
  • Hoa hậu Ngọc Hân hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma túy
    Hoa hậu Ngọc Hân cùng các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá… tham gia chuỗi hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy với chủ đề “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, hưởng ứng tháng hành động phòng chống ma túy.
Đừng bỏ lỡ
Nghiệm sinh của tôi về nghề báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO