Góc nhìn

Phải vươn lên tầm cao hơn nữa

Bằng Việt 24/05/2023 07:48

Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về ''Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới" đã được Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 16/6/2008. Cho đến nay, những vấn đề được đề cập đến trong nội dung Nghị quyết vẫn là những vấn đề nóng hổi và có ý nghĩa thời sự rất cao đối với sự phát triển của văn học nghệ thuật (VHNT).

Ví dụ, những điểm nhấn trong nhận định và đánh giá của Nghị quyết như: Công tác lý luận – phê bình trong VHNT; thị trường văn hóa và các dịch vụ VHNT; việc quảng bá VHNT Việt Nam ra nước ngoài; cơ sở vật chất và sự đầu tư cho VHNT; đào tạo thế hệ kế cận và bồi dưỡng cho cán bộ và văn nghệ sĩ làm VHNT; cách quản lý Nhà nước về VHNT; hành lang pháp lý về quản lý và tổ chức hoạt động VHNT; tư duy lý luận của Đảng về VHNT và cách thể hiện nó trong việc chỉ đạo VHNT.
Đặc biệt, trong phần nêu ra những yếu kém, thì từ 15 năm trước đã chỉ rõ những mặt yếu. Xin được nhắc lại những yếu kém đã được nhận định và ghi vào văn bản này gần như nguyên văn, để thấy rằng tuy chúng ta đã nhìn rõ những vấn đề này từ lâu, duy có điều khắc phục và thay đổi nó, thì vẫn gần như “dậm chân tại chỗ”.

anh-xem-trien-lam.jpg
Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức thường niên luôn thu hút đông đảo công chúng.

Một là, tác phẩm của chúng ta có biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt tầm thường, chiều theo thị hiếu thấp kém. Hai là, tình trạng “nghiệp dư hóa” các hoạt động VHNT ngày một tăng thêm. Ba là, lý luận VHNT còn xơ cứng, kém năng động, hoạt động lý luận phê bình VHNT có khả năng tụt hậu. Bốn là, các sáng tác có giá trị được giới thiệu ra nước ngoài còn rất hạn chế. Năm là,công tác đào tạo, bồi dưỡng còn bất cập, lạc hậu, không quan tâm gửi những cán bộ, văn nghệ sĩ có năng lực đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài. Sáu là, năng lực chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp ủy Đảng cơ quan Nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, chậm đổi mới; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chỉ đạo, điều hành với các Hội VHNT, mà chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Bảy là, sự đầu tư kinh phí, ngân sách vào VHNT chưa đúng tầm, đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu mới, kém hiệu quả.

Bảy vấn đề này, sau 15 năm, chúng ta đều thấy rõ là vẫn còn gần như y nguyên, chưa có chuyển biến được gì lớn hơn cả. Vậy nguyên nhân là gì? Do chúng ta chủ quan dù đã nhận thức ra nhưng vẫn trì trệ, không chịu thay đổi, hay do chính cơ chế “đã đóng cứng lại” và không cho phép chúng ta thay đổi?

Theo tôi thì do cả 2 nguyên nhân, mà phần tác động của nguyên nhân thứ hai đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại rất kỹ lưỡng và chi tiết, để tìm ra những yếu tố nào trong cơ chế của xã hội chúng ta trên thực chất đang ngăn trở chúng ta đổi mới.

Cũng đã có nhiều ý kiến nói rất mạnh mẽ rằng, công cuộc Đổi Mới lần thứ nhất đã làm xong nhiệm vụ của nó, bây giờ muốn phải Đổi Mới tiếp theo nữa, thì vấn đề không chỉ nằm ở phía chủ quan của mỗi con người, mà nằm ở phía khách quan của sự thay đổi cơ chế, thậm chí dám thay đổi cả một số khía cạnh trong quan niệm và nhận thức. Đấy cũng là ý kiến thẳng thắn rất đáng suy nghĩ. Cũng giống như khoảng mươi năm trước, chúng ta phải suy nghĩ lại về phương pháp sáng tác chủ đạo của chúng ta, đó là phương pháp hiện thực XHCN. Vấn đề ở chỗ: Phương pháp này đòi hỏi chúng ta không nên nhìn hiện thực như nó đang có trước mắt, mà phải nhìn nó ở tư thế đang phát triển, như nó cần phải có. Hiểu theo cách nhìn ấy theo cách đơn giản và “an toàn” nhất, chúng ta đã không dám phê phán các hiện tượng tiêu cực của xã hội, viết nó một cách bằng phẳng, vuông tròn, thậm chí tô hồng lên. Kết quả là hiện thực ở trong đó không còn là hiện thực, mà tác động xã hội của tác phẩm cũng mặc nhiên bị giảm thiểu đến mức tối đa, và độc giả thì quay lưng lại với tác phẩm, vì nó không còn có giá trị hiện thực.
Từ sau thời kỳ Đổi Mới, chúng ta đã ra sức đòi hỏi và động viên các tác giả dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và dám phản ánh hiện thực một cách phức tạp, đa dạng, như nó vốn có, từ bấy giờ, văn học mới dám lấy lại chức năng phản ánh hiện thực một cách sắc bén, khám phá và có bản sắc cá nhân của từng tác giả. Vậy là, dù không ai nói ra, nhưng thực tế, là chúng ta đã “đổi mới” luôn phương pháp sáng tác, bỏ qua cách tiếp cận ước lệ kiểu cũ.

Cuối năm 2022, Hội đồng lý luận phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23. Tại hội nghị này nhiều đại biểu cũng có chung những nhận định như mấy điểm mà tôi đã nêu ở trên, xuất phát từ nhận định từ 15 năm trước trong Nghị quyết 23. Ví dụ như kinh tế thị trường và sự thương mại hóa các sản phẩm văn hóa đã tác động tới VHNT như thế nào, hoặc cách thức nghiệp dư hóa VHNT đã lấn át VHNT chuyên nghiệp có chất lượng cao tới đâu, rồi tình hình xuống cấp của đạo đức xã hội những năm gần đây và sự xuống cấp của văn hóa đọc đã tác động vào VHNT ra sao…

Ngoài ra, còn có ý kiến tỏ ra rất lo lắng về việc giáo dục VHNT và các khoa học nhân văn ngày càng bị coi nhẹ trong nhà trường, cũng như chế độ đãi ngộ văn nghệ sĩ và người làm văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, chế độ lương, nhuận bút… chưa đáp ứng được với người sáng tác. Những điều này cũng lại đòi hỏi đến sự thay đổi cơ chế nữa, ví dụ phải cải cách lại cả nền giáo dục, cải cách lại toàn bộ chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bản quyền… chứ nếu chỉ nói ở trên ngọn, thì không có tác dụng gì, vì nếu mọi thứ ở dưới gốc vẫn không thay đổi, thì ở trên ngọn thay đổi làm sao?

Tôi có xem một số sách giáo khoa dạy văn từ lớp 5, lớp 6, lớp 7 hiện nay và tự tôi cũng thấy rất băn khoăn khi đọc các bài văn được chọn để học trong đó. Rất nhiều bài không có văn, mà mới chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền vào những chủ điểm giáo dục theo chủ quan của các nhà biên soạn sách. Làm sao để các em nhỏ thích thú được, thậm chí còn bắt các em học thuộc lòng! Quan niệm về cách dạy văn thay đổi, thì sách giáo khoa mới thay đổi được và trả nó đúng về giá trị hình thành nhân cách và giá trị nhân văn cao cả của môn văn vốn rất hay rất đẹp kia!

Giá trị của văn học còn phải tính tận gốc là xã hội ta có thực sự trọng trí thức, trọng văn hóa hay không, có thực sự coi văn hóa là không thể thiếu cho quá trình phát triển hay không, tương quan của nó đối với sự phát triển kinh tế đến đâu. Nếu văn hóa vẫn bị coi nhẹ, văn hóa đọc vẫn không thể nâng cao, người làm văn hóa vẫn không có đất mà làm, sách in ra vẫn không bán được… thì rất khó để tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới!

tranh-pho-nguyen-minh.jpg
Một tác phẩm vẽ phố Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố).

Xã hội vẫn đang đi lên, kinh tế phát triển tốt sau những năm đại dịch, đội ngũ sáng tạo có thêm nhiều lớp trẻ tài năng, nhiều tác phẩm hay đang ra đời và tự khẳng định mình. Tuy nhiên, để thực hiện thật tốt Nghị quyết 23 của Trung ương về VHNT, đạt được mọi mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra đòi hỏi các văn nghệ sĩ cần phải nhìn thẳng vào sự thật, nỗ lực nhiều hơn nữa, vươn lên tầm cao hơn nữa trong quá trình liên tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc./.

Bài liên quan
  • Cái hay của từ nối
    Giáo sư ngôn ngữ học, dịch giả, nhà văn Cao Xuân Hạo từng kể một chuyện vui rằng có một tác giả nọ gửi bài đến tòa soạn báo, bị biên tập viên gạch xóa hết những từ nối thì, là, mà (từ nối loại này có trường hợp được gọi là liên từ, hư từ). Tác giả bài báo quá buồn nhưng bỏ qua vì ông không tin rằng người ta có thể hiểu ra vấn đề.
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Phải vươn lên tầm cao hơn nữa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO