Mỹ thuật sân khấu còn đơn điệu, lặp lại chính mình

NSND Lê Huy Quang| 05/10/2022 05:11

Thiết kế mỹ thuật sân khấu Việt Nam (không tính đến những ban kịch tài tử hay các gánh hát tuồng, chèo, cải lương... trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp với tính chất nghiệp dư và với sự tham gia của một vài họa sĩ), thì kể từ ngày thành lập Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (1957), đã đi qua một chặng đường trên nửa thế kỷ.

Mỹ thuật sân khấu còn đơn điệu,  lặp lại chính mình
Trang trí sân khấu hiện nay còn đơn điệu, cũ kỹ, nghèo nàn.

Từ đó đã hình thành một đội ngũ các họa sĩ sân khấu Việt Nam có nghề nghiệp, có bản lĩnh và tài năng, vượt qua không ít khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu của sân khấu, bằng các thủ pháp tả thực, ước lệ, cách điệu, tượng trưng, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống của cha ông và sân khấu hiện đại, để thiết kế hàng nghìn vở diễn từ tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, múa rối, kịch dân ca, ca múa, xiếc...
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhất là vài ba năm trở lại đây, trong cơ chế thị trường, cũng như các khâu kịch bản, đạo diễn, âm nhạc, diễn xuất của diễn viên... trang trí sân khấu có vẻ chững lại với sự đơn điệu và lặp lại chính mình. Một đội ngũ quá mỏng (vài ba chục anh em họa sĩ sân khấu trong cả nước), với điều kiện sân khấu quá ít ỏi của các nhà hát đã không thể phát huy hết sức sáng tạo của người họa sĩ. Nếu so sánh với sân khấu các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là sân khấu của các rạp hát Việt Nam hôm nay quả là cũ kỹ, nghèo nàn, đơn điệu và lạc hậu về mọi phương diện kỹ thuật, từ ánh sáng, âm thanh đến công tác hậu đài, chuyển cảnh, các yêu cầu tối thiểu về thao tác, phối hợp trên sân khấu. Sân khấu của ta vẫn chỉ là một sàn diễn cố định vài chục mét vuông với những riềm, cánh gà cố định và chung cho tất cả các loại hình nghệ thuật từ ca, múa, nhạc, giao hưởng hợp xướng, tuồng, chèo, cải lương, kịch nói cho đến cả hoa hậu áo dài và thời trang áo tắm... 
Nhân đây, xin nhắc lại một câu chuyện vui mà buồn cách đây dăm năm, tại Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, một vở kịch nói của đoàn Trung Quốc, do yêu cầu của vở diễn là phải đưa một cái ô tô (dù chỉ là loại nhỏ như xe zép) lên sân khấu, nhưng vì không có lối vào, nên đã phải chuyển địa điểm biểu diễn sang sân khấu tròn của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, vì tất cả các rạp hát mà chúng tôi đã nêu ở trên, đều không có lối nào đưa ô tô lên sân khấu được!)… Rồi đến các thao tác kỹ thuật như tắt đèn, chuyển cảnh thay đổi không gian, địa điểm vẫn thô sơ, lạc hậu, kéo ra kéo vào, lên xuống vài tấm phông vải mềm và đặt xuống, dựng lên vài tấm bục gỗ dán, panô di động với chất liệu chủ yếu là gỗ, vải và nhựa… Cũng có khi bấm nút bằng công tắc điện, nhưng có lúc phông mềm lên rất nhanh, có lúc đã hết nhạc chuyển cảnh mới lừ lừ hạ xuống… Các nghệ sĩ biểu diễn thì toát mồ hôi còn khán giả thì cười vui thông cảm. Đó là chưa kể đến chức năng của đèn pitstole (đèn dọi): đạo diễn xử lý chỉ cần đặc tả vào gương mặt một nhân vật nhưng chỉnh đi chỉnh lại, quầng ánh sáng nó vẫn cứ chiếu sáng cả người và cả phông cảnh nữa, lại còn đong đưa bên này bên kia, và một bác hậu đài chạy như bay đến, giữ chặt lấy cái đèn dọi, nhưng chỉ được một lúc, vì cái đèn nóng quá. Âm nhạc đang đặc tả cao trào, gợi cảm, diễn viên đang đắm mình vào diễn xuất nhưng đèn pít thì đã tắt ngấm từ lúc nào! 
Trong lúc các nước, nhất là những nước có nền sân khấu tiên tiến, đã từ lâu, sân khấu - sàn diễn - được hiện đại hóa một cách khá hoàn chỉnh. Những sân khấu quay nhiều chiều, nhiều tầng, nhiều lớp, cả lên cao hay xuống thấp dưới gầm sàn diễn, cả mở rộng và thu hẹp không gian, những cầu diễn tự động nối khán giả với nghệ sĩ biểu diễn, với ánh sáng, âm thanh hoàn hảo bởi vài trăm ngọn đèn chiếu sáng và tạo dựng không gian bằng ánh sáng, bằng các màn hình led. Để dàn dựng, xử lý một lớp kịch, nếu cần thiết, đạo diễn và họa sĩ có thể đưa cả voi, ngựa, ô tô và nhiều cảnh thật khác của đời sống lên sân khấu... Nghĩa là sự hiện đại hóa một cách triệt để đã tạo điều kiện tối đa cho đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, múa, diễn viên, âm thanh, ánh sáng tìm tòi, sáng tạo trong trang trí, mở ra nhiều không gian linh hoạt, biến hóa, bất ngờ, đầy gợi cảm và hết sức chủ động với đầy đủ các chất liệu cũng đa dạng và phong phú. Nào là các loại chất dẻo, thủy tinh, các loại kính màu và gương phản chiếu, các tấm nhựa công nghiệp và các loại sợi, thảm cho mặt sàn sân khấu phù hợp với phong cách của từng vở diễn và từng loại hình nghệ thuật sân khấu, từ cổ điển đến hiện đại...
Thiết nghĩ, sân khấu Việt Nam nếu không được “công nghiệp hóa”, “hiện đại hóa” một cách đồng bộ, triệt để từ các cơ sở vật chất, kỹ thuật của các nhà hát, thì sẽ lạc hậu và còn tiếp tục tụt hậu, so với sân khấu của châu lục cũng như các nước có nền sân khấu tiên tiến trên thế giới…
(0) Bình luận
  • Nhà văn Tô Hoài: Người “thuyền trưởng” tâm huyết và bản lĩnh
    Trong chặng đường 40 năm của Tạp chí Người Hà Nội, dấu ấn của nhà văn Tô Hoài - Tổng Biên tập đầu tiên vẫn luôn hiện hữu sâu đậm. Không chỉ là người đặt nền móng, định hướng phát triển cho tờ báo, ông còn là người truyền cảm hứng về một cách làm báo cẩn trọng, tinh tế, nhân văn và tràn đầy trách nhiệm.
  • "Người Hà Nội" đã và đang làm tốt sứ mệnh lan tỏa văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến
    "Người Hà Nội" sẽ mừng "sinh nhật" tuổi 40 vào ngày 8/5/2025. Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã có được một “hệ thống” cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, lý luận phê bình;… các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Thủ đô và cả nước.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
  • Văn học trong thời đại số - Những cơ hội và thách thức
    Vai trò không thể thay thế của văn học trong việc phản ánh đời sống và truyền tải giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh thời đại số.
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Mỹ thuật sân khấu còn đơn điệu, lặp lại chính mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO