Check in Hà Nội

Vùng núi Ba Vì

Phương Anh 28/02/2023 10:58

Vùng núi Ba Vì là một dãy núi đá vôi lớn trải dài trên phạm vi rộng chừng 7.000ha, nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, tính từ độ cao 100m trở lên.

nui-ba-vi.jpg
Vùng núi Ba Vì

Uốn lượn quanh chân núi Ba Vì ở phía tây là dòng sông Đà thơ mộng, hồ Suối Hai mênh mông trải rộng ra ở phía đông, tạo thành một khung cảnh sơn thủy hữu tình. Trên núi Ba Vì có nhiều ngọn núi, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.281m, giữa thắt cổ bồng, trên xòe ra như cái tán, bốn mùa mây trắng bao phủ; đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh). Ngoài núi Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, núi Chẹ (còn gọi là núi Sụ Tung), Chẹ Đùng (tương truyền do Thánh Tản gánh về đắp chặn phía tây nam chống Thủy Tinh). Núi Chàng Rế chắn phía ngoài, giáp sông Đà, đứng ngả đầu xuống Ngòi Tôm (nay thuộc xã Khánh Thượng). Núi Năm Voi gồm 5 quả núi liền kề nhau giữa một bãi rộng (xã Tản Lĩnh). Núi Lỗi Sơn (U Rong) cao 750m, ở cạnh sông Đà thuộc xã Ba Trại, theo sách “Đại Nam nhất thống chỉ”, núi này còn có tên là Động Sơn, dưới chân núi có động rộng chứa được khoảng vài chục người, phía trên có lỗ chiếu sáng.

Nhưng theo tâm thức dân gian của người Việt, núi Ba Vì lại được coi là cao nhất - vì đây là nơi thờ Đức Thánh Tản - một trong “Tứ bất tử” của tâm thức dân gian người Việt, đệ nhất phúc thần - biểu tượng của ý chí chiến thắng lũ lụt của cha ông ta thủa xưa. Vì vậy, dân gian xưa có câu:

Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn

Về mặt địa chất núi Ba Vì có từ pha uốn nếp Hercynian, cách ngày nay trên 200 triệu năm, thuộc thời kỳ cuối Giới Cổ Sinh (Paleozoic) thuộc thống Permian thượng (P2) gồm đá phiến vôi, đá phiến xilic, nhiều nơi có baxit và than đá; được phủ lên một lớp magma thành phần basic, phần lớn là đá porphyrit màu xanh lá cây do một số núi lửa phân bố ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây (cũ) đem lại.

Trong sách Bắc Thành địa dư chí - Lê Đại Cương chép: “Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, hình núi tròn như cái tán, nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả nước, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có Đà giang chảy quanh...”. Địa hình gò đổi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp ở địa phận xã Kim Sơn như đồi Vai 113m là quả đồi lớn nhất vùng, được mệnh danh là “Tướng Vai” trấn giữ mạn đông bắc, dãy đồi lượn sóng thuộc xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy, tạo nên dãy đồi Đùm, truyền thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành luỹ, đê điều chống Thuỷ Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy. Câu ví: Đôi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt là như thế.

Do xâm thực của các dòng nước chảy từ trên Tản Viên xuống như thác trong mùa mưa, mà vùng đồi này đã bị cắt xẻ ra nhiều khe sâu ở các xã Thụy An và Tản Lĩnh, nay họp thành đầm Đượng làm lòng hồ Suối Hai.

Để giải thích sự hình thành của đồi gò, núi sót quanh chân núi Ba Vì, người xưa đã huyền thoại hoá các phen lũ lụt thành những trận thuỷ chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.

Trên đỉnh núi Ba Vì có đền Thượng thờ thần núi Sơn Tinh (tức Đức Thánh Tản) và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưng chừng núi có đền Trung, tương truyền là nơi Thần thường ngồi chơi ngắm cảnh; đền Hạ ở chân núi.

Khí hậu Ba Vì mát mẻ, trong lành. Ở độ cao 400m và 600m là hai nơi nghỉ mát hấp dẫn, nhiệt độ thấp hơn đồng bằng từ 7 - 8 độ. Tại hai cao điểm này, năm 1952, quân ta đã tiến công quét sạch hệ thống đồn bốt của giặc Pháp, diệt 7 trung đội địch, mở đầu chiến dịch Hòa Bình.

Trên núi Ba Vì còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh. Hệ sinh thái động thực vật phong phú, đa dạng. Vườn Quốc gia Ba Vì là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của Ba Vì.

Với những tiềm năng du lịch nhân văn và thiên nhiên kể trên, núi Ba Vì từ lâu đã trở thành điểm du lịch, tham quan nghỉ dưỡng nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách tới tham quan.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Hậu Dưỡng
    Đình Hậu Dưỡng thuộc thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hậu Dưỡng xa xưa có tên là Thiên Dưỡng (trang Hối Nguyên) thời Hùng Vương thứ 17, trang Hối Tân (Hối Độ) do ông bà Quốc Tế Lang và Lã Nương tạo dựng, khi ông bà được vua Hùng cử về đây xây dựng kho lương dự trữ cho triều đình và thấy nơi đây có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình liền lập nên trang Hối Nguyên (tức Thiên Dưỡng).
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Vùng núi Ba Vì
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO