Triển lãm tranh "Hương thời gian"

Lâm Thanh| 02/11/2017 10:34

Từ 1/11/2017 - 14/11/2017 tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội diễn ra cuộc Triển lãm tranh mang tên "Hương thời gian" của hai họa sĩ Phạm Tuấn Minh và Trịnh Quế Anh.

Gioi thieu trien lam HƯƠNG THỜI GIANChiều ngày 1/11 đến 14/11/2017tại 16 Ngô Quyền đã khai mạc triển lãm tranh mang tên HƯƠNG THỜI GIAN
của 2 họa sĩ:


Đó là nữ Họa sĩ Trịnh Quế Anh là thành viên nhóm SÔNG HỒNG ART tại Hà nội. Sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành năm 1986. Cô đam mê hội họa từ nhỏ, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành hội họa trường Đại học Mỹ Thuật (ĐHMT) năm 2016. Con đườngđi đến Nghệ thuật của cô khá là thuận lợi nhờ năng khiếu bẩm sinh, sự đam mê hội họa và sự lao động quên mình cho niềm đam mê đó.

Tranh của Quế Anh nhẹ nhàng, dịu dàng, tình cảm như tính nết và phong cách của Quế Anh.Những không gian bình yên, trong sạch, thoáng đãng mà gần gũi với cuộc sống.

Đứng trước tranh của cô, ta có cảm giác như khi buổi sớm ta bước chân ra cửa là thấy cả một khu vườn yên tĩnh mộc mặc, giản dị, đơn sơ với không khí trong lành thoáng mát, tiếng chim hót trong nắng... vui tươi, đầy sức sống... HƯƠNG THỜI GIAN như lắng đọng đầy chất thi ca.

Quế Anh rất khéo khai thác những góc cảnh đời thường để đưa vào tranh. Phải chăng giữa không khí đời thường đầy bon chen, ngột ngạt Quế Anh muốn tìm đến những góc khuất bình yên để nghe con tim rung lên bởi cỏ cây hoa lá hay những vật dụng đơn sơ mộc mạc, những góc riêng thầm kín.
Chắc chắn Trịnh Quế Anh sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường Nghệ thuật nhờ tài năng, niềm đam mê, tâm hồn trong sáng và sự lao động hết mình, sống hết mình vì Nghệ thuật!
Gioi thieu trien lam HƯƠNG THỜI GIAN



Họa sĩ Phạm Tuấn Minh sinh năm 1979 tại Quốc Oai, Hà nội. Anh tốt nghiệp Cao đẳng Nhạc Họa Trung ương năm 2001, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009. Khi được hỏi về suy nghĩ, quan điểm của anh về nghệ thuật anh nói: "Lối vẽ của Minh gần với ấn tượng gợi chứ không tả. Minh đưa ánh sáng màu sắc đậm nhạt vào trong tranh một cách nhẹ nhàng dung dị Nguồn cảm hứng của Minh có từ thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Đó là cái cớ để thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo. Mọi thứ xung quanh thật đẹp, Thiên nhiên thật đẹp và nhiều năng lượng đã cho Minh rất nhiều cảm xúc. Minh chỉ biết thể hiện bằng cách vẽ lại những cảm xúc đó".

Cách vẽ của Minh rất thoải mái, phóng khoáng. Có lẽ khi vẽ, chàng Họa sĩ như ngồi thiền, buông mình trên từng nhát cọ, thả hồn mình trong nắng, trong gió, trong thiên nhiên của một miền quê bình yên, trù phú vùng đồng bằng Bắc bộ.

Xem tranh của Minh, ta cảm thấy anh là một người đàn ông hiền lành, trung hậu, thật thà, và trong sáng. Anh yêu thiên nhiên, yêu những điều bình dị. Cảnh thôn quê, cỏ cây hoa lá hiện lên trong tranh của anh thật nồng ấm, thật đáng yêu khiến lòng ta lắng lại, chìm đắm trong HƯƠNG THỜI GIAN mà quên đi những ồn ào, bon chen của cuộc sống căng thẳng hàng ngày. Minh đã tham gia nhiều cuộc triển lãm và đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật.
Gioi thieu trien lam HƯƠNG THỜI GIAN

Bài liên quan
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”: Khơi gợi niềm tự hào dân tộc, trở về thời oanh liệt của quân và dân Việt Nam
    Tối 6/5/2024, chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” sẽ diễn ra tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 trên kênh VTV1.
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Báo chí, văn nghệ sỹ đã thông tin, tuyên truyền sâu đậm về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên, cho biết, trong thời gian qua, các phóng viên, biên tập viên báo chí, văn nghệ sỹ đã phối hợp với tỉnh Điện Biên thực hiện rất tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Hà Nội dấu ấn trong lòng tôi
    Với một người lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là những khu phố cổ kính, trầm mặc rêu phong, là những con đường nhỏ nhỏ xuôi ngược dòng người, những ánh đèn lung linh về đêm… Tôi vội vàng hòa vào dòng người để khám phá vẻ đẹp của thành phố được mệnh danh là “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “trái tim của cả nước”.
  • Nương theo hương lụa
    Nếu ai từng đặt chân đến làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) hẳn sẽ được đắm mình trong những thớ vải, vóc lụa đẹp đến nao lòng. Chẳng thế mà lụa nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “Đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”, là thứ sản vật tiến Vua quý giá. Xuân về, trong cảnh sắc giao hòa của đất, của người tôi như thấy được những sắc lụa bừng sáng, hương lụa nghìn năm như ngọn gió lành ngan ngát bay xa.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm tranh "Hương thời gian"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO