Hoạt động hội

Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Thụy Phương 03/05/2024 15:26

Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.

Thiếu vắng những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị xứng tầm

Phát biểu đề dẫn hội thảo NSND Trần Quốc Chiêm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết trong 10 năm qua, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tuy nguồn kinh phí hoạt động Hội còn hạn hẹp, đời sống của đa số anh chị em văn nghệ sĩ còn khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19, nhưng với lòng say mê, tâm huyết sáng tạo, hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật đáng trân trọng đã được in ấn, xuất bản và trưng bày. Nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nhiều tiết mục sân khấu, điện ảnh, công trình nghiên cứu lý luận, văn hóa, văn nghệ... thu hút được người xem, người đọc. Quyền tự do sáng tạo và điều kiện hoạt động của văn nghệ sĩ được bảo đảm và cải thiện; tiềm năng và cảm hứng sáng tạo được khơi dậy.

z5404839758956_e37ed4fb947cc33245d931a70669d4b0.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

“Văn học, nghệ thuật Thủ đô tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị bền vững của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn; là bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là trọng trách xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Thủ đô nói riêng và con người Việt Nam nói chung, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, cũng như xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giai đoạn mới”, NDND Trần Quốc Chiêm khẳng định.

Mặc dù có nhiều thành tựu, song so với yêu cầu phát triển của đời sống xã hội và xu thế hội nhập hiện nay, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các hội, đoàn thể trong việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên và kịp thời, đặc biệt là ở cơ sở; Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn học nghệ thuật còn hạn chế, chưa tạo được cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho những người làm công tác văn học nghệ thuật, nhất là các nghệ nhân, văn nghệ sỹ tham gia sáng tác, lao động làm ra các sản phẩm văn hóa cho xã hội. Đáng chú ý, trong số các tác phẩm được công bố, xuất bản, còn ít những tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh một cách sâu sắc, sinh động, hấp dẫn và gây dấu ấn mạnh mẽ về hiện thực cuộc sống.

Từ góc nhìn của người làm công tác lý luận phê bình nghệ thuật múa, Ths Thanh Hoa ngậm ngùi: “Số lượng nghệ sĩ sáng tạo, nghệ sĩ biểu diễn múa của nước ta hiện nay rất hùng hậu, đông đảo và ngày càng xuất hiện nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng cả về tư duy sáng tạo và tư duy biển diễn. Thế nhưng, lực lượng đội ngũ lý luận phê bình múa thì ngày càng rơi vào tình trạng bế tắc cùng cực”.

z5404850418979_a9c5d5fb76810893e96058a37dc429d4.jpg
Nhà viết kịch Lê Quý Hiền phát biểu tại tọa đàm.

Còn nhà viết kịch Lê Quý Hiền cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại của sân khấu Hà Nội, từ việc “áo gấm đi đêm” đến câu chuyện biên chế trong đơn vị sân khấu và đào tạo lớp trẻ, rồi cả thực trạng xây dựng kịch mục tạo nét riêng biệt của đơn vị sân khấu hiện nay…

Đáng chú ý nhiều tham luận cũng đã thẳng thắng chỉ rõ nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế tồn tại của văn học nghệ thuật Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.

4 mục tiêu và 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Tại tọa đàm NSND Trần Quốc Chiêm cũng đề cập tới 4 mục tiêu và 8 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã đề ra nhằm thực hiện hiệu quả và thiết thực hơn Nghị quyết 33 trong giai đoạn tới.

Theo đó, 4 mục tiêu bao gồm: Tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể cho hội viên có môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo; Tuyên truyền, phát động các hội viên cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Tiếp tục khẳng định chất lượng, uy tín, vị thế của Văn học nghệ thuật Thủ đô trong khu vực và cả nước; Các văn nghệ sỹ chủ động bám sát thực tiễn xã hội, thâm nhập vào cuộc sống của nhân dân để sáng tác nên các tác phẩm có giá trị cả về nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật.

z5404843176955_505954111a43793129bf88e90b6403a6.jpg
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Về nhiệm vụ giải pháp, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động về lĩnh vực văn học, nghệ thuật đến toàn thể hội viên để định hướng, nâng cao nhận thức, tạo động lực và tư duy sáng tạo cho hội viên và các văn nghệ sĩ, Hội sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn học, nghệ thuật, UBND Thành phố xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn các lĩnh vực văn học, nghệ thuật…

Ngoài ra, Hội sẽ bám sát các chủ trương, đường lối, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố để xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình hành động toàn khóa và từng năm; Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các văn nghệ sĩ, hội viên; nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm; chú trọng công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình, dịch thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên tham gia các trại sáng tác, cuộc thi sáng tác, thực tế sáng tác, tổ chức giao lưu, cũng như tham gia hội thảo và các hoạt động do trung ương và thành phố tổ chức; mở rộng địa bàn, tăng cường kết nối song phương và đa phương trong và ngoài thành phố, trong nước và nước ngoài, trong và ngoài lĩnh vực chuyên ngành văn học, nghệ thuật; xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa huy động nguồn lực, kinh phí đầu tư cho phát triển văn học, nghệ thuật; hướng dẫn và khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của Thủ đô …

Đề cập tới việc đầu tư cho văn học nghệ thuật, nhà lý luận phê bình Vũ Huyến cho rằng nên tài trợ qua hình thức đặt hàng. Các hội chuyên ngành cần nêu ra đề tài cụ thể, tiêu chí cụ thể (từ nội dung, qui mô đến đủ cách diễn đạt) cho các "thí sinh" muốn dự đầu tư, có thời hạn nhận để sáng tác và nghiệm thu các sản phẩm ở cả hai dạng sáng tác là tác phẩm và lý luận phê bình.

z5404856198460_1bb9ae737a163f7186ccda03a0ded164.jpg
Ths. Thanh Hoa (Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội) phát biểu tại tọa đàm.

Trên cả hai chiều kích quá khứ và hiện tại, đứng trước tình hình đời sống văn học nghệ thuật hiện nay, đặt trong tương quan nguồn sáng Nghị quyết 33-NQ/TW của BCH TW Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đề xuất một số nội dung gắn với nhiệm vụ đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong giai đoạn mới. Theo đó, cần đồng bộ mô hình tổ chức của Hội; tăng cường sức mạnh chính trị và chuyên môn của các nhà lãnh đạo và quản lý văn hoá văn học nghệ thuật; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo “cởi trói” và “tự cởi trói”, mở rộng năng lực tự chủ, khắc phục cơ chế bao cấp, bình quân, hình thức đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật…

Phát biểu tổng kết tọa đàm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết trên cơ sở những ý kiến, tham luận của các văn nghệ sĩ, Ban Chấp hành Hội sẽ kiến nghị với UBND Thành phố và các cấp, ngành liên quan có thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn nữa để Thành phố thực hiện tốt Nghị quyết số 33, góp phần thúc đẩy văn học nghệ thuật Thủ đô ngày càng phát triển, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò dòng chủ lưu của văn học nghệ thuật Việt Nam
    Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh, sáng ngày 21/3, tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO