Hoạt động hội

Phát huy vai trò dòng chủ lưu của văn học nghệ thuật Việt Nam

Thụy Phương 21/03/2024 15:00

Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh, sáng ngày 21/3, tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.

Đến dự hội thảo, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Đinh Văn Thuần - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa -Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; đại biểu Thành phố Hà Nội có các đồng chí: Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; Nguyễn Huy Cường - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cùng đại diện đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố.

z5270026827889_86de43a85d29c71b47a7b65eb3038113.jpg
Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu và văn nghệ sĩ.

Đại diện các hội VHNT 3 thành phố có các đồng chí: NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế; kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là sự có mặt của các văn nghệ sĩ đến từ 3 Hội VHNT: Hà Nội - Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: Giá trị VHNT Hà Nội – Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, là những giá trị tiêu biểu, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Mỗi thành phố đều xây dựng và tạo nên gương mặt VHNT riêng, bản sắc riêng, đa dạng, muôn vẻ trên nền tảng văn hóa dân tộc, văn hóa Việt Nam. Chính từ những bản sắc riêng, đặc điểm riêng đã tạo nên bức tranh tổng thể của văn học nghệ thuật Việt Nam.

quoc-chiem.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu đề dẫn hội thảo.

“Có thể nói trong dòng chảy của VHNT Việt Nam nói chung thì VHNT 3 thành phố luôn giữ và phát huy vai trò của mình là dòng chủ lưu trong tồn tại và phát triển. Điều này được minh chứng bằng những đóng góp qua các sản phẩm sáng tạo VHNT từng giai đoạn lịch sử, mang ý nghĩa văn hóa cũng như ý nghĩa xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.

Đời sống văn học, nghệ thuật 3 thành phố ngày càng sôi động, có nhiều chuyển biến tích cực, đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại và sâu sắc hơn về phương thức thể hiện. Đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, nhất là các vấn đề lớn, phức tạp, nóng bỏng của đời sống xã hội được phản ánh chân thực, sinh động hơn trong các loại hình văn học, nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, có sức lan tỏa sâu rộng trong nước và trên thế giới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần hình thành nên nguồn lực và động lực nội sinh để phát triển đất nước.

hoi-thao.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Tại hội thảo bên cạnh việc khẳng định các ưu điểm, thành tựu, các ý kiến, tham luận cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, bất cập của VHNT 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, từ việc sưu tầm nghiên cứu, phát triển văn nghệ dân gian, định hướng phát triển âm nhạc, nâng cao chất lượng văn chương, đặc biệt là văn học trẻ, rồi hoạt động mỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật trong cơ chế thị trường...

Đáng chú ý, nhiều ý kiến tham luận cũng đề xuất định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển VHNT trong giai đoạn mới. Theo đó, cần thực hiện tích cực hơn tinh thần của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, tinh thần “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể phải xác định nhiệm vụ chăm lo phát triển văn học nghệ thuật là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp chính quyền...

Trước những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị... theo Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, văn học nghệ thuật 3 thành phố càng phải phát huy vai trò hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả lao động sáng tạo nghệ thuật.

nha-van-ho-dang-thanh-ngoc.jpg
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Nền văn học chúng ta hướng đến là góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước Việt Nam phát triển. Theo đó, chúng ta cần xây dựng một nền VHNT vì nhân dân, vì dân tộc, vì nhân bản. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song chưa mấy ai trong chúng ta bằng lòng với những gì đã làm được bởi yêu cầu của cuộc sống, của khát vọng vươn tới cái đẹp, cái tốt lành của VHNT còn ở phía trước đòi hỏi văn nghệ sĩ chúng ta không ngừng nỗ lực mới đạt được.”

Hội thảo “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” được tổ chức vào thời điểm vừa tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Theo ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, Ban Tổ chức Hội thảo đã chọn rất đúng và trúng về chủ đề của Hội thảo nhằm đánh giá sâu sắc, toàn diện nền văn học nghệ thuật 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, chỉ rõ hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật của 3 thành phố trong giai đoạn mới.

do-dinh-hong.jpg
Ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đánh giá cao vấn đề mà hội thảo đề cập.

“Tôi tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, đặc biệt là tâm huyết, khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ 3 Thành phố, nền VHNT của 3 Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh sẽ có những bứt phá mới trong thời gian sắp tới, góp phần xứng đáng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước”, ông Đỗ Đình Hồng bày tỏ.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam... đánh giá cao những thành tựu của VHNT nước nhà trong chặng đường 50 năm qua, trong đó nhìn nhận VHNT của 3 thành phố như là trụ cột, là điểm sáng của VHNT nước nhà. Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, trong thời gian tới, bên cạnh việc lưu giữ, bảo tồn, quảng bá giá trị tinh hoa văn hóa của VHNT, các văn nghệ sĩ cần nỗ lực hơn để có những tác phẩm có chất lượng cao, có giá trị để đời./.

z5270026896112_e71450eb3adebd45cdc8b3eb5018d838.jpg
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tổ chức hội thảo.
trao-qua.jpg
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng quà lưu niệm của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế cho Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.
11111.jpg
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu tặng quà lưu niệm của Liên hiệp các Hội VHNT TP Hồ Chí Minh cho Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
trao-qua-2.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm tặng quà lưu niệm của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và TP. Hồ Chí Minh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Độc đáo cây Thị hơn 600 tuổi giữa làng cổ Phước Tích, thân rỗng được ví như “hang động”
    Cây thị hơn 600 tuổi ở làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) độc đáo với hệ thống “thạch nhũ” đẹp từ dưới gốc lên ngọn và rỗng thân giống như “hang động”. Trong chiến tranh không ít chiến sĩ cách mạng đã chui vào trong cây ẩn nấp, trốn thoát sự truy lùng của địch.
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
  • Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
    Vừa qua, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI),đại diện các Bộ ban ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
  • Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy
    Ngày 27/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy vai trò dòng chủ lưu của văn học nghệ thuật Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO