Văn nghệ sĩ Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh trải nghiệm "Đêm linh thiêng" tại Nhà tù Hỏa Lò
Đình Thế•21/03/2024 05:35
Nằm trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của ba hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh, tối 20/3, đoàn đại biểu đã tham gia Chương trình “Đêm linh thiêng” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Đây là hoạt động giao lưu văn học, nghệ thuật nhằm tiếp nối truyền thống của ba thành phố “Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Các đại biểu đã khám phá nơi từng được mệnh danh là "địa ngục trần gian" giữa lòng Hà Nội.
Tại đây, các đại biểu đã khám phá nơi từng được mệnh danh là "địa ngục trần gian" giữa lòng Hà Nội thông qua các hoạt động như: Hoạt cảnh về cuộc sống của nữ tù chính trị; Xem phim tư liệu tại trại giam E (Nam tù tập thể) về cuộc sống sinh hoạt của các cựu tù chính trị trong nhà tù Hoả Lò; Giới thiệu về cây Bàng tình nghĩa (nhân chứng sống tại Di tích Hoả Lò) và trải nghiệm chui cống vượt ngục (quay lại thời kỳ vượt ngục 1945); nghe kể chuyện về bà Nguyễn Thị Quang Thái (người vợ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) tại khu phòng giam xà lim nữ; tham quan khu vực máy chém và xà lim tử hình, nghe kể chuyện về tội ác của Thực dân Pháp; Xem hoạt cảnh về nhà Cách Mạng Nguyễn Phong Sắc và vợ Hoàng Thị Ái (nữ cựu tù Hoả Lò)...
“
Chương trình “Đêm linh thiêng” tại Nhà tù Hỏa Lò, thực sự đã khơi dậy một miền ký ức về một thời kiên trung oanh liệt, càng đau thương, càng mất mát yêu thương, càng tự hào khôn xiết, về những tấm gương hy sinh anh dũng làm lên lịch sử hào hùng của dân tộc. Thêm tin yêu vào Đảng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
Điểm dừng chân đầu tiên là khu tù tập thể nam, ở đó, các đại biểu lắng nghe những câu chuyện kiên cường về những chiến sĩ cách mạng giữa âm thanh tra tấn gông cùm, đòn roi khắc nghiệt. Đó là những câu chuyện gợi nhớ cách tra tấn xiềng đơn, xiềng kép, ăn cơm nhạt, uống nước lã, bắt nhịn đói, vệ sinh tại chỗ… mà các cựu tù Hỏa Lò đã phải chịu đựng trong một thời gian dài. Nhưng trên tất cả là tinh thần đấu tranh kiên trung, bất khuất mà không một đòn roi, một sự tra tấn khắc nghiệt nào có thể khuất phục họ…
Những hoạt cảnh về cuộc sống của nữ tù chính trị đã để lại ấn tượng sâu sắc với các đại biểu.
Các đại biểu tiếp tục di chuyển đến khu phòng giam xà lim nữ, nghe kể chuyện về Bà Nguyễn Thị Quang Thái (người vợ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), về tội ác của thực dân Pháp, xem hoạt cảnh cảm động về nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc và vợ Hoàng Thị Ái.
Sau những phút chìm đắm trong nỗi thấp thỏm, thắt tim của câu chuyện ngục tù, du khách được thả lỏng cảm xúc khi bước qua không gian của sân tù, dưới bóng cây bàng cổ thụ từng là nơi các chiến sĩ cách mạng tắm nắng nhưng cũng để tranh thủ giấu bí mật tuyên truyền hoạt động cách mạng.
Trong chương trình, các đại biểu được khám phá 2 chiếc cống ngầm, là nhân chứng cho những cuộc vượt ngục kỳ diệu của các chiến sĩ cách mạng; xem những hình tượng mô phỏng các chiến sĩ cách mạng tìm đường vượt ngục… Bên cạnh đó, các đại biểu còn trải nghiệm không gian linh thiêng khu vực Đài tưởng niệm. Tại đây, tất cả cùng đốt nén hương thơm, thành kính dâng lên những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Các đại biểu còn được thưởng thức hương vị mát lành từ trà – bánh - thạch bàng.
Cuối chương trình, các đại biểu còn được thưởng thức hương vị mát lành từ trà – bánh - thạch bàng. Những đặc sản này được tạo ra từ cây bàng cuối cùng còn lại ở nhà tù là thần dược đã hồi sinh và tăng thêm sức khỏe cho các chiến sĩ thời xưa.
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thay mặt đoàn tặng quà lưu niệm cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò.
Một số hình ảnh PV ghi nhận:
Đoàn văn nghệ sĩ Hà Nội - Huế - Tp Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Nhà tù Hoả Lò.
Sáng ngày mai, các đại biểu sẽ cùng tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”; để cùng nhìn nhận một cách sâu sắc về nền VHNT 3 thành phố 50 năm sau ngày đất nước thống nhất; khẳng định thành tựu, chỉ rõ hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật của 3 thành phố trong giai đoạn mới.
Vào sáng ngày 21/3, tại Nhà khách Quốc hội, số 27 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 18/6/2025, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, tri ân những đóng góp to lớn của đội ngũ nhà báo và cán bộ làm công tác truyền thông của Học viện.
Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
“Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.