Hoạt động hội

Nhiều điểm nhấn trong các hoạt động văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2023

Thụy Phương 16:25 29/12/2023

Sáng ngày 29/12, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp, Chủ tịch các hội chuyên ngành cùng đại diện một số Sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội.

Báo cáo Tổng kết công tác của Hội Liên hiệp trong năm 2023, NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho biết, trong năm 2023, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền, hoạt động của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Là một tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp Hội luôn chủ động với các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác về VHNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác quản lý, điều hành triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch đã đề ra, nhiệm vụ do cấp trên chỉ đạo.

anh-hoi-1.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị, các hoạt động của Hội luôn bám sát Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo của Thành phố. Bên cạnh đó, Hội còn tích cực vận động hội viên sáng tác VHNT hưởng ứng các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước; hưởng ứng cuộc thi phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, NTVT; phát động cuộc thi sáng tác VHNT về học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xét chọn các tác phẩm VHNT đạt chất lượng tham gia giải thưởng VHNT của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2023…

Đối với hoạt động chuyên môn, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp cũng như Ban Chấp hành 9 Hội chuyên ngành đã nỗ lực rất lớn trong việc định hướng và tổ chức sáng tác cho hội viên. Các cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm được Hội Liên hiệp và các hội chuyên ngành tổ chức tạo được tiếng vang về học thuật và không khí phấn khởi sáng tác trong toàn thể các hội viên. Các đợt đi thực tế, đi điền dã được các Hội chuyên ngành quan tâm tổ chức đều đặn và thu hút đông đảo hội viên tham gia, có phần huy động xã hội hóa, được nhiều hội viên hưởng ứng.

anh-hoi-2.jpg
Quang cảnh hội nghị tổng kết.

Hoạt động triển lãm và liên hoan nghệ thuật diễn ra sôi nổi mà tiêu biểu là: Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2023, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ X, Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 53, Chương trình âm nhạc “Tình yêu Hà Nội” lần thứ 15... Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ hàng tháng được các Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Văn nghệ dân gian duy trì thường xuyên với các nội dung: báo cáo tác phẩm mới, thông tin về đời sống VHNT, trao đổi về các vấn đề chuyên môn góp phần mở rộng cho kiến thức sáng tác cho hội viên, tăng cường hoạt động giao lưu trao đổi. Các tập sách nghiên cứu, các công trình khoa học, các tuyển tập về VHNT được các Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc, Hội Văn nghệ dân gian quan tâm đầu tư và triển khai có hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số hoạt động chuyên môn khác cũng đã góp phần làm phong phú, sôi động thêm hoạt động Hội Liên hiệp như: Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội; Lễ kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam, Ngày Điện ảnh cách mạng Việt Nam; Giỗ tổ nghề Sân khấu; các chuyến đi tìm hiểu về nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long – Hà Nội…

anh-hoi-4.jpg
Bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội tặng hoa chúc mừng cho đại diện BCH Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.

Đặc biệt, Hội Liên hiệp và các hội chuyên ngành đã xây dựng 5 đề án đã được UBND Thành phố phê duyệt về nội dung và tiến hành triển khai vào năm 2024 bao gồm: Đề án: “Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải”; Đề án “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề Hà Nội - Đổi mới và phát triển” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội”; Đề án “Tổ chức Ngày thơ Thăng Long - Hà Nội” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Đề án: “Liên hoan phim ngắn Hà Nội” (Giải Sao Khuê).

Tạp chí Người Hà Nội làm tốt công tác tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Thành phố, đăng tải các bài viết có chất lượng về các mặt công tác của Thủ đô, các bài viết chuyên sâu về lĩnh vực VHNT của Thủ đô và cả nước thu hút được nhiều hội viên trong Hội tham gia…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Việc huy động chất xám đóng góp xây dựng Thành phố và phản biện xã hội của hội viên còn hạn chế; Các thành viên trong BCH Hội Liên hiệp hoạt động tích cực nhưng chưa đồng đều; Việc phối hợp hoạt động giữa các Hội chuyên ngành còn hạn chế, chưa thường xuyên nên chưa thực sự kích thích các hoạt động sáng tác của hội viên; Chưa thu hút được sự tham gia của hội viên vào các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác lớn của Hội và Thành phố.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, đồng thời để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, bước sang năm 2024, Hội Liên hiệp tiếp tục triển khai các kế hoạch hoạt động của Liên hiệp và 9 hội thành viên theo chương trình đã dự kiến.

Cụ thể, Hội sẽ cải tiến mạnh mẽ phương thức hoạt động Hội; Tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sáng tác, phát huy mạnh mẽ tâm huyết và tiềm năng hội viên tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng Thủ đô; Phấn đấu nâng cao công tác lý luận phê bình VHNT; Nghiên cứu và nỗ lực phấn đấu để một loạt các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Hội tiếp cận dần tới khái niệm trở thành một nền “công nghiệp văn hóa”, nằm trong hệ thống các ngành “công nghiệp sáng tạo” đang có đà được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trên thế giới; Cải tiến hơn nữa các Giải thưởng VHNT của Hội Liên hiệp và các Hội chuyên ngành; Chú trọng và tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng văn nghệ sĩ kế cận; Quan tâm đặc biệt đến đời sống và điều kiện hoạt động sáng tạo của các văn nghệ sĩ có tài, nhất là các văn nghệ sĩ lão thành…

Góp ý cho dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023, đại diện cho BCH các hội chuyên ngành và đại diện Tạp chí Người Hà Nội đã bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao các kết quả mà Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Nhiều ý kiến đề cập tới những vấn đề còn tồn tại đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Hội. Trong đó, đáng chú ý là các đề xuất về việc phối kết hợp triển khai Đề án Ngày thơ Thăng Long; tăng mức đầu tư cho các Hội chuyên ngành để triển khai các hoạt động của các Hội sao cho hiệu quả; mở rộng hoạt động giao lưu sáng tác; chú trọng kết nối hoạt động giữa các hội chuyên ngành; tăng cường nhiệm vụ của Ban kiểm tra; tích cực kêu gọi xã hội hóa, tăng thương hiệu của Hội…

Tiếp thu ý kiến của các thành viên trong Ban chấp hành, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cho biết, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục củng cố, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo điều kiện tối ưu cho các hội chuyên ngành phát huy tiềm năng, thế mạnh để góp sức cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Thủ đô.

anh-hoi-3.jpg
Ông Hoàng Quốc Việt – Trưởng phòng Văn hóa văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Quốc Việt – Trưởng phòng Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao những chuyển động mạnh mẽ của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, đặc biệt là những chuyển động tinh thần. “Vị thế của Hội Liên hiệp cũng như từng hội chuyên ngành không ngừng được nâng cao thông qua các hoạt động phong phú, hiệu quả. Đáng chú ý, không chỉ có các hoạt động riêng lẻ mà bước đầu các hội chuyên ngành đã tạo được sự gắn kết, có nhiều hoạt động, sản phẩm VHNT có sức lan tỏa rộng rãi”, ông Hoàng Quốc Việt nhấn mạnh.

Trưởng phòng Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lưu ý, BCH Hội nên tăng cường công tác xã hội hóa; tạo sự gắn kết không chỉ giữa các hội chuyên ngành mà còn với cả các các địa phương; Nâng tầm các đề án đã được thành phố thông qua cả về quy mô tính dài hơi sao cho đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Thêm nữa, các Hội cũng cần chủ động kế hoạch truyền thông, tiếp cận công chúng, tạo nên “điểm nhấn” trong các hoạt động văn hóa, VHNT của Thủ đô từ đó làm tốt vai trò dẫn dắt, tính ưu việt của Hội VHNT của Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Nhiều điểm nhấn trong các hoạt động văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO