Đời sống văn hóa

Phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô

Nhà thơ Bùi Việt Mỹ 11/02/2024 14:22

Chúng ta đang bắt đầu một năm mới, chờ đón thời khắc mừng giao thừa 2024 với tâm thế của những công dân trong niềm vui 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội.

anh_12.jpg

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, giới văn nghệ sĩ cùng nhân dân Thủ đô tiếp nối những thành tựu lớn lao của đất nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu và nhiệm vụ để về đích vào mùa thu - tháng Mười năm nay, thật xứng đáng và thật tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Văn học nghệ thuật (VHNT) là bộ phận “đặc biệt tinh tế” của văn hóa, chúng ta luôn ý thức được tư tưởng cốt lõi đó để hướng mọi nhiệm vụ sáng tạo nghề nghiệp, phát huy, tạo dựng và bồi đắp nên bình diện văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngày càng văn minh, thanh lịch hơn xưa. Đội ngũ văn nghệ sĩ dưới mái nhà chung là Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tự hào được góp sức trong thành tích xây dựng văn hóa - theo định hướng chung của toàn Đảng, toàn dân, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố.

Nhìn lại bước chuyển mình của Thủ đô trong suốt 70 năm qua có thể thấy rõ sự góp sức này. Đó là thành tích trong tìm tòi, tạo dựng các hình tượng nghệ thuật tinh hoa, các thế hệ từ truyền thống đến hiện tại được cải biên của các nghệ sĩ sân khấu và múa nghệ thuật qua tổ chức biểu diễn; Là những đóng góp, phát hiện của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian theo từng lộ trình thời gian để bồi đắp di sản, củng cố giá trị văn hóa mang tính bản địa; Là những khẳng định và phản ánh đời sống, từng bước đổi mới, vượt lên trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội ở các cấp, các tổ chức xã hội và từng cá nhân trong tập thể qua tác phẩm văn học, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh. Nhiều ý tưởng được chắt lọc qua sáng tạo của các văn nghệ sĩ đã được thể hiện rõ trong các tác phẩm, công trình nghiên cứu, dự án triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật... Với riêng lĩnh vực kiến trúc, giới kiến trúc sư Thủ đô góp phần tích cực trong việc tạo dựng diện mạo kiến trúc thành phố theo hướng quy hoạch hiện đại hóa.

Năm 2024 tròn 70 năm ngày giải phóng Thủ đô cũng là 58 năm tổ chức Liên hiệp VHNT Hà Nội (tiền thân là Chi hội văn nghệ Hà Nội) thành lập, chúng ta đang đến gần đích 60 năm xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô ngày càng lớn mạnh và giàu bản sắc văn hóa người Hà Nội. Hơn lúc nào hết, chúng ta mừng vui với thành tích của mình, vui đón mùa xuân mới lại càng thấm nhuần ý thức và tinh thần cơ bản mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, tháng 11/2021:

… “Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa… văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh, thư viện, bảo tồn, bảo tàng… tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục… Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”…

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, thành phố tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các bước đi quan trọng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

Để các mục tiêu, kế hoạch trở thành hiện thực, với vị thế của Hội VHNT của Thủ đô và nhiệt huyết của văn nghệ sĩ Thủ đô, chúng ta vẫn không ngừng học tập, sáng tạo, phấn đấu để có những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc Thủ đô Hà Nội hôm nay. Đó là, phản ánh được những thành tựu to lớn của thành phố trong mọi lĩnh vực lao động, xây dựng và phát triển vì lợi ích nhân dân. Muốn vậy, chúng ta cùng hòa mình vào đời sống lao động, sinh hoạt, tiếp cận các tấm gương người tốt, xây dựng nhân vật điển hình về đức tính, phong cách, đổi mới cách nghĩ, cách làm và sự hy sinh cao cả vì cộng đồng để tạo tác phẩm hấp dẫn đủ sức thu hút bạn đọc, lan tỏa rộng rãi các tấm gương ấy. Tích cực truyền bá văn hóa truyền thống, tiếp nối bằng những sáng tạo mới nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, đưa văn hóa và con người mới thực sự tỏa sáng hơn.

Trong bối cảnh phát triển nền tảng tư tưởng xã hội mới, chủ trương “dân chủ hóa đời sống xã hội” đã và đang được các giai tầng xã hội tiếp nhận và hoan nghênh, trong đó có việc đề cao phản biện xã hội được thực thi ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương… Giới văn nghệ sĩ bằng tham góp ý kiến, báo chí làm phương tiện truyền tải đang cùng vận hành trong không khí cởi mở, gắn kết nhằm góp thêm ý nguyện của dân với Đảng, kể cả trong mặt trận chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, vì dân, tạo cơ chế quản lý khoa học, hợp lý và hiệu quả, đóng góp vào tiến trình xây dựng một Thủ đô, một đất nước giàu đẹp, văn minh.
Năm mới 2024 đã đến, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội được thành phố giao khai xuân bằng việc tổ chức Ngày thơ Hà Nội nhân Ngày thơ Việt Nam vào Rằm tháng Giêng của Tết cổ truyền - ngày mà cách đây gần 80 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ “Nguyên tiêu”. Sự quy tụ và lan tỏa vượng khí ở Trung tâm di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày đầu năm chắc chắn sẽ thu hút đông đảo tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức, thanh niên, sinh viên và những người yêu văn chương cùng nhau vui xuân, tôn vinh các giá trị văn hóa mới của Việt Nam và nhân loại. Chúng ta nhất định quyết tâm hoàn thành tốt nhất mọi chương trình mục tiêu của thành phố để đón mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô./.

Bài liên quan
  • "Khoác áo mới" cho nhạc cụ truyền thống
    Tối ngày 20/1, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật (22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra chương trình hòa nhạc “TRAIECT IV VietNam”. Chương trình thuộc chuỗi dự án quốc tế “TRAIECT” (Traditional Asian Instruments and Electronics) của Hiệp hội Nhạc mới Hanover (HGNM) với sự hợp tác của Đại học Âm nhạc, Kịch nghệ và Truyền thông Hanover và được thực hiện bởi Quỹ Văn hóa Liên bang, Quỹ Lower Saxony và thành phố Hanover, Đức.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO