Văn hóa – Di sản

Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế

Hà Oai 19/05/2024 10:45

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Núi Bân (phường An Tây, TP Huế) cao khoảng 43m nằm ở phía Nam núi Ngự Bình và cách Kinh thành Huế 2km, núi Bân có rất nhiều tên gọi khác nhau theo dân gian và qua từng giai đoạn lịch sử như Đông Tầng, Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên… đã được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1998. Núi Bân cũng là nơi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm 1788 rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh.

Hiện nay, ở triền phía Tây núi Bân có một Nhà bia tưởng niệm nằm dưới tán các thông cổ thụ và xung quanh là các gốc cây hoa đại trắng là di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) đầu tiên sau khi qua đời năm 1901. Đến năm 1922, chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở Nghệ An.

z5453149361048_d600f3a25e3964efe1641d8b1ceaa211.jpg
Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại núi Bân (TP Huế).

Để tưởng nhớ công lao của người mẹ sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đã xây dựng nhà bia tưởng niệm và nơi từng an táng bà Hoàng Thị Loan hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

“Đây là nơi an táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ khi bà mất năm 1901 đến năm 1922. Bà Hoàng Thị Loan sinh năm Mậu Thìn (1868) tại làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là con gái cả của cụ đồ nho Hoàng Xuân Đường và bà Nguyễn Thị Kép. Từ nhỏ được cha mẹ bảo ban, dạy dỗ và lớn lên trở thành người con gái thông minh, xinh đẹp, thảo hiền, nết na, hội đủ cả “công, dung, ngôn, hạnh”.

Năm 1881, bà lập gia đình với ông Nguyễn Sinh Sắc là học trò nghèo mồ côi cả cha lẫn mẹ được cụ Hoàng Xuân Đường đem về nuôi dưỡng và dạy học. Năm 1884, bà sinh con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh, năm 1888 sinh người con thứ hai Nguyễn Sinh Khiêm, năm 1890 sinh người con thứ ba Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Năm 1895, bà Hoàng Thị Loan cùng ông Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con trai Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế sinh sống tại ngôi nhà Thành Nội (nay là Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 158 đường Mai Thúc Loan) để ông Nguyễn Sinh Sắc theo học trường Quốc Tử Giám. Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề tại trường thi Hương ở Thanh Hóa, cũng cuối năm đó bà Loan sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận (hay còn gọi là bé Xin).

Do cuộc sống vất vả nên sau khi sinh bà lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10/2/1901. Bà Hoàng Thị Loan được an táng ở triền núi Bân (Tam Tầng) và năm 1922 cô Nguyễn Thị Thanh (chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An”.

Được biết, Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan được xây dựng năm 1990 ngay trên vị trí huyệt mộ của bà. Theo thống kê ở Thừa Thiên Huế có khoảng 20 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người.

z5453149359917_35670a3ef3f2938fe54ef4d57c9c6101.jpg
Đương lên Di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan.
z5453149349977_137d14e94a2df3f92c0a4e3ddd039cd9.jpg
Địa điểm từng án táng bà Hoàng Thị Loan là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm Mậu Thìn (1868) tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1881, bà lập gia đình với ông Nguyễn Sinh Sắc và lần lượt sinh được 3 người con là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Năm 1895, bà Hoàng Thị Loan cùng chồng đưa 2 người con trai Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế sinh sống tại ngôi nhà Thành Nội (nay là di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ, số 158 đường Mai Thúc Loan, TP Huế). Ngày 10/2/1901, bà lâm bệnh nặng qua đời và được mai táng tại núi Bân, xã Thủy An (nay là phường An Tây, TP Huế).

Bài liên quan
  • Di tích Bác Hồ thăm công trình hàn khẩu đê Mai Lâm (huyện Đông Anh)
    Mai Lâm là vùng đất cổ xưa thuộc lưu vực sông Hồng, nổi tiếng với địa danh lịch sử “Hoa lâm viên” thời Lý. Với những thành tích trong hai cuộc kháng chiến, Mai Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt Mai Lâm có vinh dự tự hào được đón Bác về thăm, động viên nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, chống thiên tai, giành lại cuộc sống bình yên.
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước.
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • Hà Nội vận dụng Luật Thủ đô để người có công được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù
    Xây dựng các văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã, đang được Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện quyết liệt thời gian qua. Trong đó, Hà Nội hướng tới ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của Thành phố Hà Nội.
  • "Ngày hội non sông" hồi ức hào hùng bằng ngôn ngữ nghệ thuật xiếc
    Khán giả Thủ đô sẽ được đắm mình trong hành trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Ngày hội non sông" nơi những trang sử hào hùng của dân tộc được tái hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật xiếc độc đáo, mãn nhãn...
Đừng bỏ lỡ
Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO