Lý luận - phê bình

Bác Hồ với các nghệ sĩ tạo hình quốc tế

Trần Đương 19/05/2023 12:09

Mỗi khi nghĩ về Bác, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì đã có dịp được gặp gỡ, được sống cùng thời và với vị lãnh tụ vĩ đại ấy, nhất là trong quãng thời gian tôi học tập và sinh sống tại Đức. Sắp tới kỷ niệm ngày sinh nhật Người, những kỷ niệm và câu chuyện về Bác lại ùa về trong tôi, trong đó là các câu chuyện về Bác với nghệ sĩ quốc tế.

bac-ho-voi-tao-hinh-quoc-te-1.jpg
GS.Viện sĩ Heinrich Dracke nặn tượng Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) năm 1958

Hẳn còn ít người biết rằng Bác Hồ và danh họa Picasso đã từng gặp gỡ và có những cuộc trò chuyện thân mật. Chuyện là, danh họa Picasso khi xem tranh của chàng trai Nguyễn Ái Quốc vẽ trên báo Le Paria (Người cùng khổ) đã từng nói với Henri Basbusse rằng: “Chỉ mấy nét vẽ này đã cho ta thấy một tư tưởng, một tâm hồn đẹp tàng ẩn bên trong”. Và khi gặp lại Nguyễn Ái Quốc, ông đã nói: “Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì biết đâu đấy, cũng có thể sẽ có một Nguyễn Ái Quốc họa sĩ”…

Công việc cách mạng vô cùng bận rộn, Bác Hồ không thể chuyên tâm để phấn đấu trở thành họa sĩ, song trong những điều kiện có thể, Người dành thời gian xem tranh, tìm hiểu kỹ các tác giả và có những nhận xét sâu sắc. Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” cũng đã dẫn lại câu chuyện theo lời kể của họa sĩ Đức gốc Thụy Điển tên là Erich Johanson (kém Bác Hồ 7 tuổi) cho biết: ông và Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với nhau trong cuộc triển lãm nghệ thuật quần chúng đầu tiên của Đức tổ chức ở Moskva năm 1924. Johanson từng nhận xét: Nguyễn Ái Quốc là người say mê nghệ thuật. Hai người đã bàn luận sôi nổi về hội họa cho đến tận đêm khuya tại một tiệm ăn lớn. Không riêng Johanson, rất nhiều người trong giới họa sĩ có mặt trong triển lãm tỏ ra yêu mến và kính trọng Nguyễn Ái Quốc.

bac-ho-voi-tao-hinh-quoc-te-2.jpg
 Chân dung Hồ Chí Minh - tranh của họa sĩ Erich Johanson vẽ năm 1942.

Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là trong một lần đang theo dõi chương trình truyền hình ở Đức thì hình ảnh Bác Hồ xuất hiện trên tivi. Đó là cuộc thăm Bảo tàng tranh Dresden của Bác trong chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Đức vào mùa hè năm 1957. Bảo tàng tranh Dresden, nơi lưu giữ và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật châu Âu từ thời kỳ trung đại đến thế kỷ 19. Ở đây treo hàng ngàn tác phẩm hội họa của ngót 300 họa sĩ theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên. Lúc tham quan bảo tàng, Bác tập trung xem tác phẩm “Đức bà Sixtine” của Rafael, “Vệ nữ ngủ” của Jockjon và bộ ba tranh “Đức bà trên ngai” của Van Eyck.

Vốn là người yêu thích hội họa, từng thăm nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới (như ở Nga, Italia và Bắc Âu), Bác đã có những nhận xét về sơn dầu, kích thước của tranh, về vẻ uyển chuyển, duyên dáng của hình tượng nghệ thuật được biểu hiện trên tranh, toát ra vẻ hài hòa hấp dẫn của hình thể con người. Người đặc biệt quan tâm đến các tác phẩm nói lên số phận của nhân dân lao khổ của thời kỳ trước. Người ca ngợi các họa sĩ xuất thân từ nhân dân, nghe theo tiếng gọi của nhân dân, phản ánh thế giới quan của nhân dân và nghệ thuật. Từ trong đói nghèo, cơ cực, các bậc danh họa tìm thấy vẻ đẹp của người lao động về mặt hình ảnh cũng như tâm hồn. Chính vẻ đẹp ấy là nguồn cảm hứng lớn lao đối với nghệ sĩ. Khi trao đổi về nghệ thuật với các bạn Đức cùng đi, Bác Hồ đã nhắc lại câu chuyện trong một bài viết của nhà văn Pháp nổi tiếng là Anatole France mà Bác đã từng đọc được. Chuyện kể đại ý rằng, sau khi gặp được một cô gái bán hoa quả có bàn tay thật đẹp đã khéo léo bày hàng ở chợ trên xứ sở Italia, nhà văn đã khẳng định: vẻ đẹp tiềm ẩn ngay ở những con người bình dị…

Ngay sau hôm đó, tôi đã đến thăm lại bảo tàng, ghé từng nơi mà Bác đã đi qua và vô cùng xúc động khi bắt gặp nét chữ của Người trong cuốn sổ lưu niệm của bảo tàng. Người đã tỏ ý rất sung sướng được đến thăm công trình nghệ thuật lớn này, đồng thời nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần quốc tế vô sản của Liên Xô đã trả lại cho nhân dân Đức những bức tranh quý báu.

Năm 1959, trong chuyến thăm Liên Xô, Bác Hồ cũng đã dành thời gian đến xem các tác phẩm mỹ thuật trong triển lãm nghệ thuật tạo hình 12 nước xã hội chủ nghĩa (từ 12/1958 đến 2/1959).

Năm 1946, Bác sang thăm chính thức nước Pháp với tư cách thượng khách của Chính phủ nước này. Chương trình hoạt động rất sát sao và bận rộn nhưng Người đã sắp xếp thời gian để gặp gỡ nhiều thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ người Pháp và quốc tế trong đó có Ilya Ehrenburg và Anna Seghers. Đặc biệt, Người cũng đã cùng thư ký riêng đi thăm họa sĩ Picasso. Bác đến mà không báo trước. Từ tình bạn cũ, Picasso vô cùng vui sướng được “Nguyễn Ái Quốc thân yêu” lúc này là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hồ Chí Minh đến thăm. Hai người ôm chầm lấy nhau, Picasso ngắm nghía Bác và nói:

- Anh chóng già quá, nhưng đối mắt vẫn trẻ và như sáng hơn thời chúng ta gặp nhau ở trụ sở nhóm Clarté (ánh sáng).

Họa sĩ đã đưa Bác đi xem phòng tranh của ông. Bác xem từng bức, trong sự im lặng đến tột bậc. Khi Picasso yêu cầu Bác nhận xét hoặc có lời khuyên, Người nói:

- Chúng tôi đến chiêm ngưỡng nghệ thuật của anh. Mọi lời bình về tranh Picasso chỉ là nét viền quanh cái khung của bức tranh. Anh miễn cho tôi, một người không am hiểu nghệ thuật hội họa cho lắm.
Câu chuyện này, tôi cũng đã kể lại trong cuốn sách “Hồ Chủ tịch - Vị thượng khách của nước Pháp 1946” của mình.

Sự thân thiết và gần gũi của Bác với nghệ sĩ quốc tế không chỉ ghi dấu ấn ở nước ngoài mà còn cả khi các nghệ sĩ nước ngoài tới thăm Việt Nam.

Năm 1958 khi sang thăm Việt Nam, nhà điêu khắc H. Dracke đã bày tỏ nguyện vọng và được Bác Hồ cho phép cùng một số nghệ sĩ tạo hình Việt Nam vào Phủ chủ tịch nặn tượng Bác Hồ. Thời gian Heinrich Dracke cùng các đồng nghiệp Việt Nam làm việc bên Bác tổng cộng là 12 tiếng đồng hồ.

bac-ho-voi-tao-hinh-quoc-te-3.jpg
Tranh của bác hồ đăng trên báo Người cùng khổ, ảnh chụp từ sách.

Hôm cuối cùng trước khi chia tay, Bác Hồ ngồi nán lại chừng 20 phút. Heinrich Dracke xúc động bày tỏ một lần nữa lòng cảm ơn đối với Người, đã vì nguyện vọng của ông mà dành cho một số thời gian quý báu như vậy. Bác Hồ thân ái nói:

- Chúng tôi phải cảm ơn đồng chí mới đúng chứ! Quan trọng là tôi có giúp ích được gì cho công việc của các đồng chí không thôi!

Khi các nghệ sĩ xin phép Bác nhận xét về các tác phẩm của họ, Bác tươi cười nói rất vui:

- Trông như mấy anh em cụ Hồ vậy!

Bài liên quan
  • Thừa từ và cụm từ
    Lâu nay, khi giao tiếp chuyện trò hoặc đọc sách, báo chúng ta gặp nhiều những từ, cụm từ thừa, trùng lặp. Xin dẫn ra hai kiểu phổ biến (Những cụm từ thừa, trùng lặp được in nghiêng).
(0) Bình luận
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bác Hồ với các nghệ sĩ tạo hình quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO