Lý luận - phê bình

Lời chúc Hoa đào - Hoàng Nhuận Cầm: tiếng nói cảm xúc mới mẻ và tràn đầy hứng khởi

Lời bình của Nguyễn Thị Thiện 12:28 30/04/2023

Thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm rời cõi tạm đột ngột ngày 20/4/2021 tại Hà Nội, thấm thoắt đã hai năm trôi qua, để lại một khoảng trống với nền thơ ca đương đại và bao nhớ thương, tiếc nuối trong lòng bạn đọc.



Lời chúc Hoa Đào

Trong hơi thở Mùa Xuân
Làm sao em đếm hết
Bao nhiêu nụ Hoa Đào
Đã nở ra thắm thiết.

Cầm Chiếc Vé Ngày Tết
Dắt tay em lên tàu
Đường ray hồng vô tận
Nối vòng quanh Địa Cầu

Muốn ôm em thật lâu
Giữa Nhà Ga Trái Đất
Anh định nói một câu
Bỗng tự dưng quên mất.

Và Mùa Xuân Thứ Nhất
Và Nụ Hôn Đầu Tiên
Hoa Đào chia đều tất
Cho anh và cho em.

Có gì đó thiêng liêng
Phút giao thừa đã tới
Hữu Nghị và Bao Dung
Như lời người mong đợi..

(Hoàng Nhuận Cầm - Trích trong tập: Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Nxb Hội nhà văn, 2007)

Thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm rời cõi tạm đột ngột ngày 20/4/2021 tại Hà Nội, thấm thoắt đã hai năm trôi qua, để lại một khoảng trống với nền thơ ca đương đại và bao nhớ thương, tiếc nuối trong lòng bạn đọc.
Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021) là người sinh ra để dành cho thi ca. Gia tài lớn nhất anh để lại cho đời bên cạnh chiếc ba lô và cây súng là những trang thơ thấm đẫm tình yêu thương con người và cuộc sống. Anh từng đoạt giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972 - 1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ “Xúc xắc mùa thu”.

Bài thơ “Lời chúc Hoa Đào” rút từ tập “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, Nxb Hội nhà văn, 2007 là một sáng tác được rất nhiều người yêu thích. Mượn lời chúc hoa đào, tác giả bày tỏ niềm hứng khởi chào đón mùa xuân, gửi gắm niềm tin, tình yêu tha thiết với con người và cuộc sống. Bài gồm hai mươi câu thơ ngũ ngôn với hình ảnh hoa đào cùng lời chúc xuyên suốt.

Nhan đề “Lời chúc Hoa Đào” mang nhiều tầng ý nghĩa. Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân, là sứ giả báo tin vui, bông có năm cánh – đơn hoặc kép – màu hồng thắm rất đẹp. Hoa đào có xuất xứ từ câu chuyện cổ về hai vị thần trú ngụ trên cây đào ngàn tuổi tên Trà và Uất Lũy, đã có công giúp con người trừ ma quỷ quấy nhiễu. Có hoa đào đón xuân người ta tin rằng sẽ được an lành, may mắn. Hoa đào là đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc, biểu tượng cho cái đẹp và điều tốt lành. Bông hoa năm cánh biểu tượng mang tới “ngũ phúc” gồm: phúc - lộc - thọ - hỉ - tài cho mọi người, mọi nhà. Điệp ngữ Hoa Đào trong bài cùng với một loạt từ ngữ khác được tác giả viết hoa có dụng ý nghệ thuật, thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ với loài hoa vừa bình dị vừa sang quý này.

Sáng tạo nên hình tượng thơ Lời chúc Hoa Đào, thi nhân gửi gắm nhiều cảm xúc trước mùa xuân đang về. Bài thơ có sự phân thân của nhà thơ, bày tỏ tình cảm “thắm thiết” của mình: “Trong hơi thở Mùa Xuân/ Làm sao em đếm hết/ Bao nhiêu nụ Hoa Đào/ Đã nở ra thắm thiết”. Dùng câu hỏi tu từ - hỏi mà không cần trả lời - rất ý nhị, tác giả miêu tả một thực tế: mỗi độ Tết đến xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn, cả trên từng con ngõ nhỏ hay đường phố, đồng bằng hay nơi núi rừng, mọi người đều bắt gặp sắc hồng của hoa đào. Nụ và hoa đào nhiều không thể đếm hết, trở thành biểu trưng cho tình yêu, hạnh phúc niềm vui và tình cảm nồng thắm. Hoa đào nở là báo với con người mùa xuân đang về. Hoa đào mời gọi mọi người quây quần, sum họp.

Những người con xa quê vì sự mưu sinh hay lý do nào đó, được về nhà đón Tết là nguồn hạnh phúc vô cùng lớn: “Cầm Chiếc Vé Ngày Tết/ Dắt tay em lên tàu/ Đường ray hồng vô tận/ Nối vòng quanh Địa Cầu”. Niềm hứng khởi được về Tết cùng em - người yêu dấu đã chắp cho thi nhân đôi cánh lãng mạn. Cái nhìn rất trẻ trung, cảm xúc dạt dào tươi mới khiến nhà thơ cảm nhận đường ray con tàu trở về cũng nhuốm màu hồng và kéo dài đến vô tận “Nối vòng quanh Địa Cầu”. Niềm vui khiến tâm hồn người thơ rộng mở và bay bổng, thăng hoa hơn nữa: “Muốn ôm em thật lâu/ Giữa Nhà Ga Trái Đất”. Cảm xúc ấy có sự gặp gỡ với thi sĩ Chế Lan Viên trong bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”: “Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ/ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn”. Niềm vui choán hết tâm trí khiến chủ thể trữ tình không còn tỉnh táo, muốn “nói một câu/ Bỗng tự dưng quên mất”. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ và tình yêu. Kỷ niệm đẹp của tình yêu đầu và thời khắc giao thừa như thanh lọc tâm hồn con người khiến thi nhân cảm nhận được ý nghĩa vô cùng huyền diệu của nó: “Có gì đó thiêng liêng/ Phút giao thừa đã tới/ Hữu Nghị và Bao Dung/ Như lời người mong đợi...”. Dấu chấm cảm khép lại bài thơ, tựa như dấu lặng trong bản nhạc, thi nhân để người đọc đồng cảm và tự suy ngẫm thêm.

Bài thơ là tiếng nói cảm xúc rất mới mẻ, tràn đầy hứng khởi và những sáng tạo riêng của Hoàng Nhuận Cầm. Thi phẩm đã lan tỏa, truyền cảm hứng đến mọi người tình yêu thiết tha với mùa xuân, với thiên nhiên, với môi trường trái đất đồng thời nhân lên trong lòng người tình cảm lứa đôi, tình yêu thương con người và cuộc sống. Tuy nhà thơ đã đi xa nhưng những bài thơ thấm đẫm tinh thần nhân văn ông để lại cho đời sẽ còn mãi.

Bài liên quan
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Lời chúc Hoa đào - Hoàng Nhuận Cầm: tiếng nói cảm xúc mới mẻ và tràn đầy hứng khởi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO