Lý luận - phê bình

Trang phục truyền thống nhìn từ phim Áo lụa Hà Đông và Cô Ba Sài Gòn

Phạm Thị Hường 07:30 17/04/2023

Trong điện ảnh, ngoài kỹ thuật, nội dung… thì trang phục là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm. Điện ảnh Việt Nam cũng không ngoại lệ, và trang phục truyền thống là điểm sáng để khán giả dễ bề theo dõi dấu ấn bối cảnh lịch sử xã hội, hơi thở thời đại mà bộ phim muốn truyền tải.

cover-1.jpg

Giá trị nghệ thuật trong trang phục truyền thống

Trong lịch sử phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc, trang phục truyền thống vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ tới hiện tại, vừa là một trong các giá trị được lưu giữ, truyền bá và góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục truyền thống trong điện ảnh là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa vì thời gian gần đây, từ trong sinh hoạt xã hội đến các hoạt động nghệ thuật, từ sự du nhập của một số kiểu trang phục từ nước ngoài mà một số sản phẩm may mặc ở trong nước đã nhân danh “hiện đại”, xem nhẹ yếu tố bản sắc. Trên thực tế, tình trạng này đang có xu hướng tràn lan từ thành thị tới nông thôn, cho nên từng có ý kiến cho rằng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ mai một bản sắc trong trang phục.

2(1).jpg
Áo dài trong phim “Cô Ba Sài Gòn”

Trước hết, trang phục truyền thống không chỉ là vật dụng để bảo vệ cơ thể, thích nghi với tự nhiên (như chống rét hay chống nóng) mà với quá trình phát triển, nó còn là phương tiện phản ánh thẩm mỹ, văn hóa; phản ánh xu hướng, khả năng sáng tạo của cá nhân cũng như cộng đồng. Ðối với một số dân tộc, trang phục truyền thống còn chuyển tải cả quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của cộng đồng văn hóa trong quá khứ thông qua màu sắc, hoa văn, họa tiết được dệt hay thêu trên váy và áo. Một số trang phục còn đi kèm với dấu hiệu phân biệt thứ bậc xã hội của từng người... Chính vì tính phức hợp về giá trị, vì nét riêng độc đáo về văn hóa mà trang phục truyền thống đã trở thành loại sản phẩm luôn được coi là niềm tự hào của văn hóa mỗi dân tộc. Khi cá nhân mặc trên người bộ trang phục dân tộc cũng là khi mỗi người tự ý thức về bản sắc của nền văn hóa đã làm nên tư cách và diện mạo văn hóa của mình.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong một số trường hợp, trang phục truyền thống có ý nghĩa cổ truyền bao giờ cũng là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử nhất định, phù hợp điều kiện của thời kỳ lịch sử đó. Khi điều kiện lịch sử, quan niệm thẩm mỹ, chất liệu may mặc, môi trường giao lưu, học hỏi hay thao tác lao động đã thay đổi, thì trang phục cũng cần phải phát triển sao cho phù hợp bối cảnh mới, và việc làm này có quan hệ mật thiết với khả năng sáng tạo trên cơ sở truyền thống của con người. Ðồng thời, không thể biến trang phục truyền thống thành sự phô diễn hình thức, và người mặc trang phục truyền thống thiếu hụt tinh thần, ý thức đối với bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế, để việc giữ gìn, phát triển bản sắc trong trang phục của dân tộc trở thành ý thức văn hóa chung, chúng ta cần chú ý tới vai trò, tác động của hệ thống giáo dục phổ thông, các phương tiện quảng bá văn hóa, các cơ sở may mặc…

1(1).jpg
Cảnh trong phim “Áo lụa Hà Đông”

Cái Đẹp trong nghệ thuật là sự hòa quyện đến mức gần như tuyệt đối của chỉnh thể tinh thần Chân - Thiện - Mỹ, của tình cảm - trí tuệ - khát vọng và ý chí con người. Cái Đẹp truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen lối sống và cách ứng xử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài. Và cái Đẹp trong trang phục truyền thống là giá trị nghệ thuật có tính lịch sử, đã được lưu giữ và kiểm chứng qua thời gian, đã tồn tại và phát triển theo dòng thời gian.
Nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa thông qua trang phục truyền thống. Và tương hỗ, vẻ đẹp của trang phục truyền thống làm tăng hiệu quả nghệ thuật trong điện ảnh.

Trang phục truyền thống phản ảnh nhân vật trong “Áo lụa Hà Đông” và “Cô Ba Sài Gòn”

Những năm gần đây, điện ảnh Việt đã ghi lại dấu ấn với khán giả thông qua các tác phẩm khai thác đời sống và văn hóa trang phục dân tộc trong các giai đoạn lịch sử khác nhau như “Lều chõng”, “Long Thành cầm giả ca”, “Áo lụa Hà Đông”, “Cô Ba Sài Gòn”, “Lý áo dài”... Những bộ phim đã thu hút hàng triệu lượt khán giả trong và ngoài nước quan tâm, trên một góc độ nào đó, chính điện ảnh đã đưa áo dài Việt đến với cả thế giới và góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nên hình ảnh tuyệt đẹp về bộ quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Và ở chiều ngược lại, áo dài đã làm cho điện ảnh thêm mềm mại, quyến rũ và mang đậm bản sắc độc đáo, riêng có.

uryecnirkldcsp7s7wdry2xjtgumz1ujeaqkgr0l_680.jpg

Đó là chiếc áo dài trắng trong phim “Áo lụa Hà Đông”. Chiếc áo dài đã quấn lấy cơ thể non nớt của bé trai bất hạnh, vừa chào đời đã bị bỏ rơi nơi vệ đường. Đó cũng là vật có giá duy nhất mà đứa con trai tên Gù bị bỏ rơi ấy có được. Để rồi đó lại là chiếc áo mà Gù dùng làm vật đính ước, chiếc áo dài cưới với Dần… Cái nghèo vì chiến tranh đã buộc Dần phải hi sinh chiếc áo dài cưới - kỷ vật duy nhất, món quà lãng mạn nhất trong cuộc đời lắm gian truân - để sửa thành chiếc áo dài học trò cho hai cô con gái An, Ngô thay phiên nhau mặc đến trường... Chiếc áo dài là vật cưu mang của cha, là kỷ niệm tình yêu đầu đời của mẹ và là niềm hạnh phúc khi được đến trường của những cô con gái.

Bộ phim không chỉ diễn tả cuộc sống nghèo khó của gia đình anh Gù vào năm 1954 khi thực dân Pháp đang đàn áp miền Bắc Việt Nam mà còn cài cắm ý đồ nghệ thuật thông qua chiếc áo dài trắng. Đó dường như là nguồn sáng le lói duy nhất còn lại trong một gia đình thiếu trước hụt sau, trong đó chứa đựng linh hồn của cả gia đình và cũng mang trong mình hình tượng của người phụ nữ Việt Nam - mỏng manh nhưng không hề yếu đuối. Những điều này kết tinh lại thành bài văn đầy cảm xúc của An trong tiết học cuối cùng, bài văn vẫn còn dang dở và bao đau thương, mất mát về sau vì chiến tranh. Hình ảnh chiếc áo dài trắng mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong “Áo lụa Hà Đông” đã khiến khán giả có nhiều cung bậc cảm xúc khi xem phim.

Theo dòng chảy thời gian về chiếc áo dài của những năm 1945 trong phim, “Áo lụa Hà Đông” lại đưa ta đến chiếc áo dài của những năm 1960 trong phim “Cô Ba Sài Gòn”. Ở “Cô Ba Sài Gòn”, áo dài là trang phục xuất hiện nhiều nhất trong phim và cũng tốn nhiều thời gian thực hiện nhất. Theo chia sẻ của nhà sản xuất thì họ đã phải tìm đến các thợ lành nghề, truyền nhân nghề may áo dài Sài Gòn xưa để xin tư vấn. Ngoài ra, họ cũng tham khảo ý kiến của những chuyên gia về áo dài như nhà thiết kế Sĩ Hoàng. “Khán giả bây giờ rất tinh ý. Nếu mình làm không đến nơi đến chốn, không đúng tinh thần của áo dài năm 1960 - một trong các bối cảnh phim, người xem sẽ nhận ra ngay”, nhà thiết kế cho biết. Đoàn phim đã góp nhặt từ các thợ may lành nghề nhiều năm và các bước cho ra đời tà áo dài truyền thống gồm: đo, cắt, ráp, luồn vải, kết nút và ủi. Hay bí quyết để may áo đẹp của nhân vật bà Thanh Mai - chủ tiệm may Thanh Nữ do Ngô Thanh Vân thể hiện: “Vải có hoa văn thì phải canh chỉ cho đối xứng tà trước, tà sau. Nút muốn kết cho đẹp thì sợi chỉ phải trải đều, không được dồn cục, chiếc áo may ra mới có thể sắc sảo được”.

Thông điệp mà “Cô Ba Sài Gòn” tạo ra là tôn vinh tà áo dài truyền thống qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Yếu tố hiện đại và truyền thống được đan xen nhịp nhàng bằng một ngôn ngữ bình dị, làm nên linh hồn của phim thời trang và văn hóa. Bên cạnh đó, phim góp phần vào lời giải đáp cho câu hỏi: “Phải làm mới áo dài như thế nào?“ vốn gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Không chỉ áo dài, trang phục kiểu Tây của Ninh Dương Lan Ngọc và các diễn viên ở bối cảnh xưa cũng được đầu tư. Các bộ Âu phục đơn giản hơn nên có thể may sẵn trước đó vài tháng. Những chất liệu như phi lụa, phi dẻo, organza, gấm, nhung, satin... dễ tìm vì vẫn còn thịnh hành đến thời này. Mẫu đầm suông cùng những đường kẻ ô vuông màu sắc của nhân vật Như Ý (Lan Ngọc thủ vai) khiến người xem nhớ đến bộ sưu tập năm 1966 của Yves Saint Laurent mang tên Riant Monde. Những xu hướng thời trang của năm 1960 như Swing London, hippie... cũng được tái hiện với họa tiết chấm bi hay phụ kiện đi kèm váy áo có kính mắt mèo, băng đô, mũ rộng vành, giày mũi nhọn đế thấp... Khâu tìm phụ kiện là thử thách với ekip. Bên cạnh những phụ kiện phổ biến dành cho nữ giới thời xưa như ngọc trai, mã não, xắc tay... nhiều món đồ được “săn lùng” và góp nhặt nhiều ngày từ những cửa hàng bán đồ cũ ở Sài Gòn như kính mắt mèo của nhân vật Thanh Mai.

Nhiều trang phục trong phim gợi những chi tiết hoài cổ. Họa tiết gạch bông đặc trưng trong kiến trúc Đông Dương một thời vang bóng từ những vật dụng đơn giản nhất từ bình hoa, gạch lát, bảng hiệu quảng cáo đã trở thành cảm hứng thiết kế váy áo cho nhân vật Như Ý, hay những đường ghép theo phong cách pop-art, xu hướng thịnh thành của thời trang thế giới vào những năm 1960. Bộ sưu tập này cũng từng lên sàn diễn Vietnam International Fashion Week trước khi phim ra mắt, với sự trở lại của Ngô Thanh Vân trong vai trò mở màn.

Nhìn rộng ra bên ngoài, chúng ta cũng thấy rất rõ một số quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển đã xây dựng hẳn những chiến lược dùng điện ảnh để phát triển kinh tế và quảng bá về đất nước, văn hóa của mình, tiêu biểu như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. Có thể nói điện ảnh của Hàn Quốc đã khiến cả thế giới biết đến vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của một quốc gia ở Đông Á, gắn liền với thương hiệu của ẩm thực (kim chi) và trang phục truyền thống (hanbok). Kinh nghiệm của điện ảnh Hàn Quốc sẽ rất hữu ích cho điện ảnh Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vậy mà các đơn vị gần đây đã xây dựng một số bộ phim lấy chủ đề về áo dài để tham gia Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII như “Đại thi hào Nguyễn Du”, “Trong bóng áo dài”, “Vũ khúc Phượng hoàng”, “Xứ Huế và áo dài”... Như vậy, áo dài sẽ song hành cùng điện ảnh và nhờ điện ảnh để quảng bá về lối sống, con người cùng nét đẹp về văn hóa trang phục của cố đô. Đây chắc chắn là một cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.

Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Trang phục truyền thống nhìn từ phim Áo lụa Hà Đông và Cô Ba Sài Gòn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO