Gương mặt điện ảnh

Nhà biên kịch Bành Bảo và NSND Trần Vũ: Hai nghệ sĩ, hai người bạn

Nguyễn Sỹ Chung 14:14 13/03/2023

Trong giới văn nghệ sĩ nói chung và làng nghệ thuật điện ảnh nói riêng, ít có sự gắn bó nào tâm đầu ý hợp và bền chặt trong đời sống thường ngày cũng như đời sống nghệ thuật như hai nghệ sĩ: Nhà biên kịch Bành Bảo và đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Trần Vũ.

Bành Bảo và Trần Vũ bắt đầu gắn bó cùng nhau từ khi là học viên lớp Viết báo đầu tiên của trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trên Chiến khu Việt Bắc năm 1949, rồi cùng hoạt động văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là khi Điện ảnh Việt Nam ra đời và sự hình thành của Xưởng phim truyện Việt Nam.

2.nha-bien-kich-banh-bao-va-nsnd-tran-vu.jpg
Nhà biên kịch Bành Bảo và NSND Trần Vũ tại Berlin khi đi khảo sát để làm bộ phim truyện hợp tác Việt Nam - CHCD Đức “Những mảnh đời rừng“ năm 1984.

Một người quê vùng Sơn Nam Hạ, nơi phát tích của triều Trần, với nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử; vùng quê của những làn điệu chèo, hát văn mượt mà, tinh tế và chất phác như tâm hồn, tình cảm của người dân vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Một người quê trấn Kinh Bắc, vùng đất của thi ca với những làn điệu sang trọng mà ấm áp, trữ tình của hát ả đào, dân ca quan họ và cũng là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, mang đậm bản sắc tư tưởng, hồn cốt của người Việt. Và sự gặp gỡ của Bành Bảo - Trần Vũ như một định mệnh, như mối giao thoa của hai vùng văn hóa, hai tâm hồn văn hóa trong duyên nghiệp điện ảnh.

1.-nbk-banh-bao-nsnd-tran-vu.jpg
Từ trái qua: Nhà biên kịch Bành Bảo, NSND Trần Vũ và anh Hoàng Văn Việt (lái xe của Xưởng phim truyện Việt Nam) khi tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975

Sau những năm gắn bó với hoạt động văn hóa, báo chí trên chiến khu Việt Bắc, hai ông lại cùng nhau song hành trong nghệ thuật điện ảnh, ở cái nôi của phim truyện Việt Nam, số 4 Thụy Khuê, Hà Nội - một địa chỉ, một dấu ấn lịch sử, nơi chứng kiến, ghi nhận và lưu giữ những thành quả sáng tạo, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam.

Tác phẩm hợp tác đầu tiên giữa hai ông là phim “Đến hẹn lại lên”. Đây là một bộ phim điện ảnh Việt Nam công chiếu vào năm 1974, do Trần Vũ đạo diễn và Xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất. Bối cảnh chính của phim là làng quan họ Bắc Ninh trước năm 1945. Tại LHP Việt Nam lần thứ 3 (năm 1975), phim đã giành được giải Bông sen Vàng cho thể loại phim truyện nhựa. Diễn viên Như Quỳnh được trao giải Bông sen Vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. Hai giải đạo diễn và quay phim được trao cho Trần Vũ và Nguyễn Đăng Bảy. Một năm sau, “Đến hẹn lại lên” vinh dự được nhận Giải thưởng chính tại LHP Quốc tế Karlovy Vary Tiệp Khắc năm 1976.

Năm 1976, cặp đôi Bành Bảo - Trần Vũ tiếp tục hợp tác làm phim truyện điện ảnh “Chuyến xe bão táp”. Bộ phim đã đoạt giải Bông sen Bạc LHP Việt Nam lần thứ 4 năm 1977. Giải Kịch bản xuất sắc nhất được trao cho 2 tác giả Bành Bảo - Trần Vũ.

Tiếp theo thành công của “Chuyến xe bão táp”, cặp đôi Bành Bảo - Trần Vũ làm phim “Những người đã gặp”. Bộ phim này tiếp tục đoạt giải Bông sen Vàng LHP Việt Nam lần thứ 5 năm 1980 và giải Kịch bản xuất sắc nhất thuộc về nhà biên kịch Bành Bảo. Năm 1982, Bành Bảo được Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tặng Giải thưởng “Kịch bản văn học loại A” với kịch bản “Những người đã gặp”.

Sau chùm phim liên tiếp gặt hái được những thành công ở các kỳ LHP Việt Nam, tên tuổi của cặp đôi Bành Bảo - Trần Vũ đã trở thành một hiện tượng gắn liền với sự mẫu mực trong mối quan hệ biên kịch - đạo diễn vốn bị coi là rất khó êm đẹp. Chuyện hiếm thấy khi nhà biên kịch Bành Bảo cố gắng thuyết phục đạo diễn Trần Vũ đứng tên đồng tác giả kịch bản phim “Chuyến xe bão táp”, với lý do đạo diễn đã góp rất nhiều ý kiến trong quá trình viết kịch bản, từ ý tưởng ban đầu cho đến khi kịch bản được hoàn thiện. Song Trần Vũ đã từ chối vì với ông, việc góp ý kịch bản là công đoạn không thể thiếu của đạo diễn. Và đến phim “Những người đã gặp”, dù nhà biên kịch vẫn giữ đề nghị ấy nhưng đạo diễn vẫn kiên quyết từ chối. Đây là một cách cư xử rất có văn hóa giữa biên kịch và đạo diễn, tạo nên một hình ảnh đẹp, một tấm gương rất đáng noi theo cho các nghệ sĩ điện ảnh.

Một nhà lý luận điện ảnh đã từng viết: “Rất may trong sự phát triển của Hãng Phim truyện Việt Nam có cặp đôi biên kịch - đạo diễn: Bành Bảo - Trần Vũ”. Còn đồng nghiệp thì có người nói rằng: “May cho nhà biên kịch Bành Bảo có được đạo diễn Trần Vũ - người thấu hiểu và thể hiện được tinh thần, tư tưởng cùng những khát vọng, sáng tạo nghệ thuật của ông”.

Lại có người bảo: “Cũng rất may cho đạo diễn Trần Vũ khi có một người bạn đồng cảm với những suy tư, trăn trở của mình để từ tri thức xã hội rộng lớn, lý luận nghề nghiệp uyên thâm, luôn tìm kiếm, phát hiện những vấn đề mới của xã hội, tạo cơ sở để ông phát triển, hình thành những tác phẩm điện ảnh tầm cỡ”. Tất cả những tác phẩm của hai ông đều in đậm dấu ấn trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, năng lực sáng tạo và trách nhiệm của người nghệ sĩ trước sự phát triển của điện ảnh, của đất nước, đáp ứng sự trông đợi của bạn bè, đồng nghiệp, của công chúng yêu mến, quý trọng nghệ thuật điện ảnh nước nhà.

Ngoài những tác phẩm để đời, hai nghệ sĩ còn góp phần đào tạo thêm nhiều nghệ sĩ cho điện ảnh Việt Nam. Một số người đã thành danh và tiếp tục truyền dạy kiến thức được học từ người thầy của mình để phát triển sự nghiệp điện ảnh. Trong thế hệ tiếp nối ấy, đặc biệt phải nhắc tới đạo diễn NSND Nguyễn Phương Hoa (con gái đạo diễn NSND Trần Vũ) và nhà biên kịch Bành Mai Phương (con gái nhà biên kịch Bành Bảo), đã được nuôi dưỡng và truyền dạy với tất cả sự đam mê, tâm huyết về nghề nghiệp của cha mình để nối nghiệp cha tiếp bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Dù đã từng có các bài báo, đôi ba phim tài liệu về những đóng góp của mỗi ông với nền nghệ thuật điện ảnh nước nhà, nhưng tất cả đều tách riêng hai tên tuổi lớn này, cặp đôi vốn luôn đồng hành trong cuộc sống. Vì thế, ít ai biết được mối quan hệ chân tình, thân thiết của Bành Bảo và Trần Vũ trong những tác phẩm ghi đậm dấu ấn tư tưởng và nghệ thuật của hai ông.

3.-ap-phich-phim-den-hen-lai-len.jpg
Áp phích phim truyện nhựa “Đến hẹn lại lên“ - Bông sen Vàng LHP Việt Nam lần thứ 3 năm 1975.

Với những đóng góp to lớn cho điện ảnh như vậy của hai người nghệ sĩ, rất cần có một bộ phim tài liệu làm về cặp đôi biên kịch - đạo diễn ăn ý là Bành Bảo và Trần Vũ để tôn vinh những đóng góp quý báu, không ngưng nghỉ của hai nghệ sĩ lớn, thế hệ đầu đàn của điện ảnh Cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện sự phát triển của nghệ thuật phim truyện Việt Nam.

Bộ phim này có thể phân tích, đánh giá trách nhiệm người nghệ sĩ trước những đòi hỏi của hiện thực xã hội, đồng thời giúp người xem thấy được tiếng nói đồng điệu trong tâm hồn dành cho nghệ thuật cũng như tình cảm, sự quý mến dành cho nhau và nhân cách văn hóa của hai nghệ sĩ. Mối quan hệ của họ cũng chính là một thông điệp ý nghĩa cho nền nghệ thuật điện ảnh và cần được lan tỏa tới công chúng vốn quý trọng, mến mộ nhân cách và tài năng của hai nghệ sĩ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Kết thúc tuần phim kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
  • Phim “Không thời gian” – khắc hoạ hình tượng Bộ đội Cụ Hồ thời chiến và thời bình
    “Không thời gian” là dự án phim đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), phản ánh chân thực hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời chiến và thời bình...
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh
    Với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
  • “Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử”
    Sáng ngày 9/11/2024, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” đã diễn ra tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
  • Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng"
    Liên hoan phim hoạt hình "Dòng Khát Vọng" được diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (9/11/1959 - 9/11/2024). Chương trình thể hiện khát vọng mang nét họa bản địa đặc sắc của các nghệ sĩ Việt vươn ra thế giới.
  • Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
    “Thành phố Hà Nội vinh dự được đồng hành với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024. Thành phố đã sẵn sàng mọi điều kiện góp phần vào thành công chung của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định tại lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nhà biên kịch Bành Bảo và NSND Trần Vũ: Hai nghệ sĩ, hai người bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO