Lý luận - phê bình

Thừa từ và cụm từ

Phạm Đình Ân 06:30 03/05/2023

Lâu nay, khi giao tiếp chuyện trò hoặc đọc sách, báo chúng ta gặp nhiều những từ, cụm từ thừa, trùng lặp. Xin dẫn ra hai kiểu phổ biến (Những cụm từ thừa, trùng lặp được in nghiêng).

1. Thừa từ trong cụm từ.

Thí dụ: Uổng công vô ích, khó khăn nan giải, tu tạo lại, cải tạo lại, tái bản lại, phục hồi lại, hòa nhập lại, tái diễn trở lại, phản bội lại, lưu giữ lại, bổ sung thêm, sau khi làm xong, đội trên đầu, liếm bằng lưỡi (không lẽ đội dưới chân, liếm bằng mũi ư?), tâm huyết nhất, tối ưu nhất, thật đáng quý biết bao (nói thật thì bỏ biết bao hoặc ngược lại), lúc sinh thời, kịp thời ngay, khẩn trương tiến hành ngay, vụ scandal tai tiếng, cây cổ thụ lâu đời, 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên liên tục, thị sát tại chỗ, cuồng phong lớn, buôn lậu trái phép, hành hung trái pháp luật (có buôn lậu và hành hung hợp pháp ư?), trong thời gian một ngày, quá cả tin, dễ cả tin (nếu nói cả thì bỏ quá và dễ), thắng cảnh đẹp (lẽ nào lại có thắng cảnh xấu?), thường thường hay (chọn thường thường thì bỏ hay hoặc ngược lại), lòng hảo tâm (nếu muốn giữ lại chữ lòng thì viết lòng tốt là đủ), là/ làm cầu nối trung gian (nếu nói cầu nối thì bỏ trung gian hoặc ngược lại), việc cấp thiết trước mắt (chỉ cần nói việc cấp thiết là đủ, hoặc nói việc trước mắt rất quan trọng/ cần làm ngay), tiên phong đi đầu (nếu nói tiên phong thì bỏ đi đầu hoặc ngược lại), nâng cấp cải tạo (nếu nói cải tạo thì bỏ nâng cấp và ngược lại), trọng trách nặng nề (có thể nói: Trọng trách hoặc trách nhiệm nặng nề), ra sức chống phá quyết liệt, tích cực chuẩn bị ráo riết (nếu ra sức thì thôi quyết liệt, ráo riết thì thôi tích cực hoặc ngược lại), quan sát thấy, đề cập đến (chữ đến lâu nay bị lặp thường xuyên).

Những trường hợp khác của văn hành chính có thể rút bớt từ cho câu gọn hơn: Đang làm công việc xây tổ -> đang xây tổ; tránh sự nâng giá của tư thương -> tránh để tư thương nâng giá; bảo đảm sinh hoạt bình thường cho cán bộ và nhân dân -> bảo đảm sinh hoạt bình thường cho mọi người; không còn khả năng thu hoạch -> không thu hoạch được; trong quá trình tiến hành thí nghiệm -> khi thí nghiệm, trong quá trình thí nghiệm.

2. Thừa từ, cụm từ trong câu văn.

Thí dụ:
- Không nên để bất cứ đồ nóng nào vào tủ lạnh khi chưa nguội.
- Tôi hoàn toàn đồng ý một cách tuyệt đối.

- Ngay cả công ty hàng không X cho đến nay vẫn từ chối chở ông ta trên các chuyến bay của mình.

- Tôi ra cửa hàng, họ nghỉ, cho nên không mua được hàng.
- Trận cãi vã hôm ấy lớn hơn mọi khi, hình như có cả ly tách, chén đĩa tham gia. Bằng chứng là những tiếng loảng xoảng, là những mảnh sứ vương vãi trên nền nhà. (Chỉ cần câu đầu là đủ, thêm câu sau vừa thừa vừa làm giảm đi cái hay của câu đầu).

- Hãy phơi trong bóng râm, không phơi ngoài nắng (có vật cần phơi trong bóng râm, cho nên không cần thêm cụm từ sau).
- Đừng để gạo rơi vãi xuống đất (không lẽ gạo rơi vãi lên trời?)
- Khi Công ty vận động mua phí bảo hiểm, nhiều người còn ngần ngại, không muốn tham gia.

- Người xuống đông và vội, khiến thuyền chòng chành trên mặt nước (không lẽ thuyền chòng chành trên mặt đất?).
- Không mua thuốc lá giả không phải của nhà máy (hóa ra nhà máy cũng sản xuất thuốc lá giả ư?).

- Mỗi người có một thói quen riêng khác nhau.
- Anh ta lẳng lặng dắt xe đi, không nói một lời.
Dù là văn phong hành chính, văn phong nghệ thuật, khoa học hoặc lời nói hằng ngày thì đều không thể thiếu những từ, cụm từ cần thiết, nhưng những từ, cụm từ thừa, trùng lặp cũng khiến câu văn, lời nói lủng củng, rườm rà, thiếu trong sáng. Trường hợp nhắc lại do nhấn mạnh là ngoại lệ, rất ít khi phải dùng, hoặc chỉ cho phép xảy ra ở văn nói với mức độ nào đó mà thôi.

Bài liên quan
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thừa từ và cụm từ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO