Đời sống văn hóa

Sẵn sàng khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tại Điện Kiến Trung

Hương Giang 20:08 05/06/2024

Công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã cơ bản hoàn thành và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chính thức khai mạc vào tối 7/6 tại sân khấu trước Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

Đảm bảo an ninh trật tự, sẵn sàng khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Một sân khấu hoành tráng được thiết kế trên 1.500m² khán đài gần 6.100 ghế ngồi trước Điện Kiến Trung (Đại nội Huế) có sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại đã cơ bản hoàn thành. Sân khấu được bố trí lắp đặt sàn nâng xoay đúng theo tinh thần kịch bản nghệ thuật của đạo diễn, hai hồ sen lớn phía trước tạo cảm giác sân khấu nổi và đẹp mắt cho khán giả.

447627432_1065520131632513_2476487437372090768_n.jpg
Sơ đồ hướng dẫn vào tham dự đêm khai mạc.

Đến nay, sân khấu trước Điện Kiến Trung và là nơi biểu diễn chương trình khai mạc, đêm nhạc Trịnh Công Sơn và bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã hoàn thành và được kiểm định an toàn. Các hạng mục thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ “bữa tiệc” ánh sáng trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping cơ bản đạt kế hoạch. Ngoài sân khấu ở Điện Kiến Trung, các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục diễn ra hàng đêm sẽ được biểu diễn tại hai sân khấu khác trong Đại nội Huế là Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương.

Trong ngày 5/6, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024. Tại Hội nghị, sau khi nghe trình bày phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự và an toàn Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao sự chủ động, công tác chuẩn bị của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và nhấn mạnh, Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 là sự kiện văn hóa quan trọng, diễn ra rất nhiều chuỗi hoạt động lớn như khai mạc, bế mạc, lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, lễ hội Ánh sáng, lễ hội Hoa đăng, chương trình Âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy”… và nhiều chương trình hoạt động khác nên công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng.

z5510139121978_58a082327d03956abd6e1ce6e4b7fd4e.jpg
Khu vực chỗ ngồi cho quan khách đên tham dự khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 đã cơ bản hoàn thành với hàng nghìn chỗ.
z5510139139591_5522f0eefbcd41ac966412565f6f16b5.jpg
Sân khấu trước Điện Kiến Trung.
z5510139139773_82adcdeb3af4e2ee6219667ca0891d1a.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
z5510140029291_7a0162c4a6f7b362709679ae8e447374.jpg
Việc lắp đặt trang trí đang được các công nhân gấp rút hoàn thành.

Các hoạt động chính của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 diễn ra từ ngày 7 - 12/6 với có 12 hoạt động, chương trình chính gồm Chương trình “Khai hội” tại Quảng trường Ngọ Môn (Kinh thành Huế) với nội dung quảng diễn đường phố như một hoạt động mở màn cho Tuần lễ Festival Huế 2024, Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vào lúc 20h ngày 7/6 tại không gian Điện Kiến Trung với đêm hội âm thanh, ánh sáng được dàn dựng công phu trên nền tảng là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” tổ chức vào 16h30 các ngày 8 và 10/6 sẽ đưa người dân hòa mình vào ngày hội gắn kết cộng đồng và thắm tình hữu nghị, Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế diễn ra 19h30 đến 23h từ ngày 8 - 11/6 tại các sân khấu cộng đồng ở Quảng trường Quốc Học Huế và công viên 3/2 với 13 đoàn, nhóm nghệ thuật của 7 quốc gia cùng sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng trong nước.

Dạ Yến Hoàng Cung tại sân điện Cần Chánh lúc 18h30 ngày 8/6, sẽ mang lại trải nghiệm thú vị về ẩm thực Cung đình triều Nguyễn và Chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy” diễn ra ở sân khấu điện Kiến Trung (Đại nội Huế) ngày 9/6 có sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng. Lễ hội Ánh sáng từ 18h các ngày 8 – 20/6 (từ 9/6 và 12/6) tại Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại Nội Huế) với không gian ánh sáng nghệ thuật lấy cảm hứng từ những chất liệu di sản Huế và công nghệ hiện đại phương Tây.

Lễ hội Bia vào ngày 8/6 tại số 1 Hà Huy Tập (TP Huế) và Lễ hội Hoa đăng - Lễ hội Ẩm thực chay tổ chức tại Nghinh Lương Đình từ ngày 8 – 9/6 nhằm giới thiệu đến du khách nét độc đáo đặc sắc của ẩm thực chay Huế và nghi lễ thả hoa đăng trên dòng sông Hương. Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 8 – 10/6 tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) quảng bá giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và những tiềm năng to lớn của hệ đầm phá Tam Giang.

Chương trình nghệ thuật “Về Huế Festival” khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 vào 20h ngày 12/6 tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế). Bên cạnh các chương trình và hoạt động chính, còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng khác./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • [Video] Hàng trăm tài liệu quý về ngày Tiếp quản Thủ đô được giới thiệu tới công chúng
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức hoạt động “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô”. Lễ khai mạc sự kiện diễn ra sáng ngày 24 tháng 9 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ 1-5 tuổi
    UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 23-9 về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.
  • [Podcast] Gà Mía Sơn Tây - Món ngon đậm chất vùng quê xứ Đoài
    Xứ Đoài xưa nay nổi tiếng là mảnh đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Nơi đây cũng có rất nhiều món ăn ngon đặc sản trong đó không thể không nhắc đến món gà Mía Sơn Tây – giống gà quý quốc gia. Đây là một giống gà bản địa của thị xã Sơn Tây (Hà Nội), từ lâu đã gắn liền với các địa danh cổ xưa của xứ Đoài như làng Mía, chùa Mía.
Đừng bỏ lỡ
Sẵn sàng khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tại Điện Kiến Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO