Chính sách & Quản lý

Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024

Hà Oai 19/05/2024 10:46

Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Tinh hoa của Cố đô Huế sẽ trở nên lung linh và kiêu hãnh

Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ 07/6 đến 12/6/2024 bao gồm chuỗi chương trình diễn ra liên tục như Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, Lễ hội Ánh sáng, Lễ hội Bia, Lễ hội Ẩm thực chay và Lễ hội Hoa đăng, Ngày hội “Sóng nước Tam Giang”… Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra vào lúc 20h ngày 7/6/2024 tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế) mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (7/6 – 12/6/2024).

436444178_1053148146203045_2244156309866965817_n.jpg
Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

Đây là lần đầu tiên Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 được tổ chức tại Điện Kiến Trung - cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Chương trình là đêm hội âm thanh ánh sáng thể hiện sức sáng tạo không giới hạn của các nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại, tạo nên một làn gió mới, cách tiếp cận và biểu đạt mới cho các di sản truyền thống trong nhịp sống đương đại. Những tinh hoa của Cố đô Huế sẽ trở nên lung linh và kiêu hãnh bởi sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, những di sản quý giá như Nhã nhạc cung đình Huế, múa Lục cúng hoa đăng… hay những hình ảnh Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Thần Kinh Nhị Thập Cảnh… sẽ được tỏa sáng qua phần dàn dựng kết hợp trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping trên nền sân khấu nghệ thuật bán thực cảnh tại Điện Kiến Trung.

Các tiết mục sẽ thể hiện thành phố Huế đang “Bừng sáng miền di sản” phát triển bền vững, trân trọng thiên nhiên, thân thiện, an lành. Ngợi ca vùng đất “Cố đô diệu kỳ” nơi có bề dày truyền thống “Hội tụ âm sắc” các vùng miền trong và ngoài nước, tôn vinh một thành phố xanh phát triển bền vững với khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau”. Đặc biệt, chương trình có sự góp mặt của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Thanh Tâm, ca sĩ Hiền Thục, Ngọc Mai, Đông Hùng, Ý Linh, Rapper Đen Vâu, Rapper Suboi... cùng sự tham gia của các hoa hậu, á hậu, người mẫu trình diễn áo dài.

Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 với khán đài A3 (chính giữa sân khấu) có giá 350.000 đồng/vé/khách, khán đài B1 (cánh phải sân khấu) và khán đài B2 (cánh trái sân khấu) có giá 300.000 đồng/vé/khách.

Công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival Huế 2024

Chương trình Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Tình yêu tìm thấy” diễn ra vào 20h ngày 09/6/2024 tại khu vực Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế) với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Cẩm Vân, Trần Mạnh Tuấn, Quang Dũng, Hà Trần, Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Viết Thu, An Trần, Nguyễn Vĩnh Hà Phương cùng người dẫn chuyện Tùng Leo, DJ Huy Ngô, nghệ sĩ violin Hàn Quốc Jmi Ko, nhạc trưởng Dustin Tiêu cùng dàn nhạc Orchestra Imagin Philharmonic (IPO), nhóm múa đương đại Lyricist của Alexander Tú trình diễn bộ sưu tập áo dài Huế của nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu...

Chương trình Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Tình yêu tìm thấy” tại khu vực A1 (chính giữa, có ghế ngồi) có giá vé 950.000 đồng/vé/khách, khu vực A2 (chính giữa, có ghế ngồi) là 750.000 đồng/vé/khách, khu vực A3 (chính giữa, không có ghế) 550.000 đồng/vé/khách, khán đài B1 (cánh phải, không có ghế) và khán đài B2 (cánh trái, không có ghế) giá 450.000 đồng/vé/khách.

trinhcongson-banner.jpg
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Tình yêu tìm thấy” diễn ra tại khu vực Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

Chương trình “Dạ Yến Hoàng Cung” diễn ra vào lúc 18h30 ngày 8/6 tại Sân Điện Cần Chánh (Đại nội Huế) có giá vé 2.000.000đồng/vé/khách. Tại đây, quý khách sẽ có cơ hội trải nghiệm hết sức thú vị về thú ẩm thực Cung đình triều Nguyễn và thưởng thức các tiết mục tiêu biểu, độc đáo nhất của Nhã nhạc, âm nhạc Cung đình Huế - Di sản Văn hoá Thế giới.

Các món ăn Cung đình được bày trí một cách tinh tế, sang trọng và chất lượng tuyệt hảo như Bưởi da xanh, mực một nắng và mực khô Thuận An, Bánh Huế (4 loại gồm bèo, nậm, lọc và ram ít), gà tiềm đẳng sâm bánh mỳ, Tôm cuộn măng tây và hành hương xốt nấm Hoàng cung, Cơm muối Hoàng cung, Bánh màu pháp lam…

Chương trình “Show Ẩm thực Đêm Hoàng Cung” vào lúc 18h30 ngày 10/6 tại Cung Trường Sanh (Đại nội Huế) có giá vé 1.500.000 đồng/vé/khách là một show ẩm thực đặc sắc trong Festival Huế 2024 với sự kết hợp tiệc Buffet và thưởng thức các chương trình nghệ thuật Cung đình hoà trong không gian lung linh, huyền ảo của Cung Trường Sanh – Một trong hai mươi thắng cảnh đẹp nhất chốn kinh kỳ dưới triều Nguyễn. Thưởng thức tiệc Buffet với các món ăn truyền thống đặc sắc của Huế (gồm 37 món ăn và 5 loại trái cây).

Thưởng thức các chương trình nghệ thuật Cung đình đặc sắc do Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế dàn dựng và biểu diễn Múa Trình tường (sân khấu 1), Múa Phụng vũ (sân khấu 2), Vũ phiến (sân khấu 4), Hoạt cảnh - trình diễn Sáo - đàn Nguyệt thuyền Hoa đăng (xuyên suốt chương trình), Âm sắc Việt (sân khấu 3), Hoà tấu (sân khấu 4), Lục cúng Hoa đăng (sân khấu 3)…

Bên cạnh đó, các công ty và doanh nghiệp đưa khách đến tham dự các chương trình (có ký hợp đồng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) được chiết khấu 10% trên doanh thu vé bán được sau khi trừ thuế GTGT (áp dụng cho tất cả các loại vé).

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO