Chính sách & Quản lý

Phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Kim Thoa 31/07/2023 09:48

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

a1.jpg
Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính nơi có Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với diện tích khoảng 283.826,76ha.

Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308ha

Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308ha, bao gồm: Diện tích khu vực bảo vệ của 45 điểm di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 và Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).

Diện tích của 05 điểm di tích đề xuất bổ sung, bao gồm: Sở Chỉ huy Đại đoàn 308 của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sở Chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308; Đồi Xanh; Sở Chỉ huy Đại đoàn 316; Trận địa pháo 105mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nằm trên địa bàn 07 phường và 03 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Tuần Giáo, 08 xã thuộc huyện Điện Biên.

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm các cụm di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó: 36 di tích và điểm di tích thuộc địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; 03 điểm di tích thuộc huyện Tuần Giáo; 11 di tích và điểm di tích thuộc huyện Điện Biên.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành điểm thăm quan về nguồn, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam; phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống...

Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần

Văn bản nêu rõ yêu cầu về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó có định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể là đề xuất giữ nguyên, mở rộng và thu hẹp khu vực bảo vệ đối với từng điểm di tích theo bản đồ khoanh vùng di tích; khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần thuộc di tích Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ.

Các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích đối với 22 điểm di tích được xếp hạng đặc cách chưa có đủ thành phần hồ sơ theo quy định và 5 điểm di tích đề xuất bổ sung.

Định hướng bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích là: Xác định ranh giới khu vực bảo vệ I và II của di tích; kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích cho phù hợp; xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới. Bên cạnh đó cần định hướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm và phương án bố trí tái định cư.

Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên

Về định hướng phát triển du lịch tại khu di sản, định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng mới, cải tạo một số công trình dịch vụ tại các điểm di tích, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch tại một số điểm di tích tiêu biểu.

Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với giá trị của di tích, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Đề xuất các tuyến tham quan di tích kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Liên kết, phát huy giá trị di tích với điểm di tích khác trong vùng và khu vực; nghiên cứu giải pháp liên kết, phát triển du lịch gắn với bản cộng đồng.

Đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO