Chính sách & Quản lý

Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo

KT 25/07/2023 10:31

Bộ Tài chính vừa có báo cáo số 119/BC-BTC ngày 21/7/2023 về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất kế hoạch kiểm tra tổng thể toàn quốc.

chua-ba-vang-5509-1553690103.jpg

Theo đó, thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc thí điểm kiểm tra vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả kiểm tra cho thấy, về thu, chi tiền công đức, tài trợ tại các di tích, năm 2022, tổng số thu là 70,8 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng). Tổng số chi là 54,4 tỷ đồng cho các hoạt động quản lý, lễ hội, tu bổ, tôn tạo di tích, từ thiện và các khoản chi khác.

Bốn tháng đầu năm 2023 tổng số thu 61 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. Tổng số chi 29,4 tỉ đồng

Cụ thể, một số di tích có số thu trong 4 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỉ đồng, gồm di tích đền Cửa Ông - Cặp Tiên 19,8 tỉ đồng (chiếm 32% tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh); khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử gần 7,2 tỉ đồng (riêng tại chùa Đồng 4,3 tỉ đồng); đền Thánh Mẫu ở Trà Cổ, Móng Cái 5,3 tỉ đồng; khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Hạ Long 3,2 tỉ đồng; chùa Hưng Học ở Nam Hòa, Quảng Yên 2,7 tỉ đồng...

Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221/450 di tích lịch sử - văn hóa thuộc diện cần kiểm tra, khoảng 47% tổng số chủ thể quản lý di tích. 

Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo. Trong số đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, với số thực thu trong 4 tháng đầu năm là 61 tỷ đồng.

Cũng theo Bộ Tài chính, về giám sát tiếp nhận, kiểm đếm và quản lý tiền công đức, tài trợ tại 4 di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng đều có các điểm chung.

Các khoản thu có sổ sách ghi chép, các khoản chi có hóa đơn, chứng từ; định kỳ thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Nhiều di sản văn hoá, điển hình là các công trình xây dựng, địa điểm gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc được bảo tồn, phát huy; nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương được tôn vinh, kế thừa.

Hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ được triển khai đa dạng; cùng với việc tiếp nhận tiền mặt, tại nhiều di tích thực hiện tiếp nhận tiền công đức theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử. Hoạt động giám sát tiếp nhận, kiểm đếm, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích về cơ bản trên cơ sở ý thức tự giác, tự kiểm của mỗi người, từng tổ chức liên quan, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.

Nguồn thu công đức, tài trợ ngoài việc sử dụng cho bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, còn được sử dụng cho các hoạt động cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiền công đức được sử dụng vào việc gì cũng cần phải được công khai, để người cúng dường biết được có đúng mục đích, có phù hợp và hiệu quả hay không. Nếu sử dụng đồng tiền vào những việc không phù hợp, không đúng với tâm nguyện của đa số người cúng dường, tài trợ, thì đó cũng là điều bất minh.

Trên thực tế, không ít nơi lợi dụng lòng tin, lòng tốt, thậm chí là cả sự mê tín, mê muội của người khác để thu lợi cho mình. Tiền công đức thu vào bao nhiêu chỉ có "nhóm lợi ích" ở đó biết, họ chia nhau, trục lợi bằng cách khai thác cái gọi là tâm linh, tín ngưỡng.

Không chỉ Quảng Ninh, các cơ quan quản lý phải tổ chức kiểm tra việc quản lý tiền công đức trên phạm vi cả nước. Đây không chỉ là văn minh pháp luật mà còn là xây dựng lòng tin và đạo đức xã hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO