Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc tại Thư viện Quốc gia

Trung Kiên 09:05 24/07/2023

Thư viện Quốc gia phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc tại Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, Hà Nội).

Theo đó, Bộ VH-TT&DL vừa ban hành quyết định cho phép Thư viện Quốc gia và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức sự kiện trên vào các ngày 28/7, 4/8 và 12/8 cùng các hoạt động trải nghiệm văn hóa: đọc truyện thiếu nhi, gấp giấy Hanji, múa mặt nạ, tô tranh dân gian Hàn Quốc. Các hoạt động đều hoàn toàn miễn phí.

15111118_10154689567364085_6910177886474353245_o.jpg
Cửa tiệm thời gian - tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của tác giả Lee Na Young (Hàn Quốc) đã được phát hành tại Việt Nam.

Đến với hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc tại Thư viện Quốc gia, người dân, nhất là các em nhỏ Thủ đô Hà Nội sẽ có cơ hội được nghe những câu chuyện cổ tích, đồng thời được tìm hiểu các tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc đến từ xứ sở kim chi. Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây nhưng với ngôn ngữ giản dị, cách hành văn mộc mạc, các tình huống truyện thân thuộc với các em nhỏ, đặc biệt là cách vẽ tranh minh họa hài hước, tự nhiên, nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi Hàn Quốc đã thu hút độc giả nhí Việt.

Trong số này phải kể đến các tác phẩm văn học đặc sắc của Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam: Cô gà mái xổng chuồng, Phiếu bé hư, Cửa tiệm thời gian, Cá hồi, Cá gai, Cá voi đỉnh núi, Chó xanh lông dài… Kết thúc mỗi tác phẩm trên thường để lại cho độc giả phút giây lắng đọng, cảm giác trầm buồn man mác và ẩn trong đó là câu chuyện mang đậm tính giáo dục.

1428324592-giay-thu-cong-han-quoc-1-.jpg
Người dân chăm chú xem tác phẩm làm từ giấy Hanji của nghệ sĩ Yang Sang Hoon trong một triển lãm tại Hà Nội  (Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức).

Hàn Quốc cũng nổi tiếng với nghệ thuật gấp giấy Hanji - loại giấy truyền thống ra đời từ hơn 1.000 năm trước ở quốc gia này. Ngày nay, nhiều nghệ nhân của Hàn Quốc sử dụng giấy Hanji để sáng tác nghệ thuật. Hơn nữa, nghệ thuật gấp giấy truyền thống cũng đã được Chính phủ Hàn Quốc đưa vào trường học và đây là môn học bắt buộc phải có.

Có hai chiều hướng sáng tác nghệ thuật sử dụng giấy Hanji. Đó là sử dụng giấy Hanji làm đồ thủ công mỹ nghệ ứng dụng trong đời sống như hộp nhỏ, đồ vật dụng nhỏ, búp bê, đồ trang trí nội thất. Hướng sáng tác thứ hai là sử dụng giấy Hanji để làm những tác phẩm mang tính kỹ thuật hiện đại. Vì thế, hoạt động trải nghiệm gấp giấy Hanji tại Thư viện Quốc gia mở ra cơ hội để nhiều người dân được gặp gỡ các nghệ nhân Hàn Quốc, từ đó tạo nên những sản phẩm từ giấy Hanji như đèn lồng, quạt trúc, hình các con vật (mèo, ngựa, hổ), hoa lá, bình hoa, túi xách, …

Hoạt động trải nghiệm múa mặt nạ Hàn Quốc cũng rất đáng chú ý. Theo đó, múa mặt nạ của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại xứ sở kim chi, nghệ thuật múa mặt nạ được gọi là Talchum. Ra đời vào đầu thế kỷ thứ VII, nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc có liên quan mật thiết và được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo. Đây được coi là báu vật trong nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc bao gồm cả giá trị di sản văn hóa phi vật thể (âm nhạc, múa, biểu diễn mặt nạ) và di sản văn hóa vật thể (nhạc cụ, mặt nạ và trang phục). Múa mặt nạ Hàn Quốc chứa đựng giá trị của sự bình đẳng, giải quyết các vấn đề xã hội một cách hài hước.

screenshot-2022-11-01-172223.png
Múa mặt nạ của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hoạt động trải nghiệm tô tranh dân gian Hàn Quốc cũng nhiều hứa hẹn, tạo sức hút với nhiều người. Bởi công chúng sẽ được khám phá và hoàn thiện những bức tranh dân gian Hàn Quốc có ý nghĩa phản ánh đời sống tinh thần, ước mơ, khát vọng của mỗi người dân qua mỗi thời kỳ thông qua những chủ đề không giới hạn từ cây cỏ, động vật, chim muông, hoa lá, vật dụng trong gia đình, thiếu nữ…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc tại Thư viện Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO