Chính sách & Quản lý

Số hoá để bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá

Thu Trang 21/07/2023 20:23

Từ xa xưa, con người đã nỗ lực trong việc lưu lại những di sản văn hóa nhằm truyền lại cho thế hệ sau. Ngày nay, sự phát triển của phương tiện lưu trữ đã giảm bớt gánh nặng lưu trữ di sản, mở rộng khả năng lưu trữ, đặc biệt là số hóa di sản đã đóng vai trò quan trọng giúp hồi sinh những di sản văn hóa cổ, góp phần đưa các di sản văn hóa, di tích đến gần hơn với công chúng đặc biệt là thế hệ trẻ.

bb180040-e448-449c-bcab-6010c9c220b4.jpeg
Đình Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã trở thành di tích lớn đầu tiên được lưu giữ, trưng bày nguyên trạng bằng công nghệ số hóa và tương tác 3D 

Vấn đề số hóa di sản và bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa dựa trên công nghệ số gần đây đã và đang trở thành một trong những chiến lược quản lý và phát triển văn hóa ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Bộ sưu tập Di sản số được ra đời với mong muốn trở thành một nền tảng trực tuyến trong lĩnh vực di sản văn hóa tại Việt Nam.

Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, bà Donna McGowan chia sẻ: “Bộ sưu tập Di sản số khuyến khích cộng đồng đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng của dự án Di sản văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều – Di sản Kết nối tại một số địa phương ở Việt Nam trong năm năm qua.”

Bộ sưu tập Di sản số là một nền tảng trực tuyến chia sẻ bộ sưu tập di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm và các cá nhân đa dạng tại Việt Nam. Bộ sưu tập di sản số là một phần của dự án Di sản Kết nối, một dự án Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều do Hội đồng Anh Việt Nam thực hiện từ năm 2018 nhằm tạo ra các cơ hội để cộng đồng trực tiếp đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa. Nền tảng này được thực hiện và điều phối bởi TUVA Communication.

vln08231-min.jpg
Chương trình giới thiệu Bộ sưu tập Di sản số do Hội đồng Anh và UVA Communication tổ chức ngày 21/7 tại Hà Nội.

Trong năm 2021-2022, nội dung ban đầu của bộ sưu tập di sản số đã hoàn thiện với 17 tư liệu về di sản văn hóa và việc thu thập này được thực hiện thông qua các đề xuất của các thành viên cộng đồng tại Gia Lai, Ninh Thuận, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là các cộng đồng mà Di sản Kết nối đã làm việc và hỗ trợ từ năm 2018.

Bộ sưu tập di sản số mong muốn tiếp tục nhận được các đóng góp của cộng đồng từ các địa phương khác nhau ở Việt Nam về các loại hình di sản phi vật thể khác và tiếp tục là nơi các cá nhân và chuyên gia quan tâm tới di sản văn hóa ghé thăm thường xuyên để chia sẻ thông tin và cùng trao đổi.

Bà Mai Quỳnh Anh, quản lý dự án của TUVA Communication chia sẻ: “Việc tạo ra các không gian để trao đổi, thảo luận và lưu trữ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể là bước đầu quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển văn hoá của một cộng đồng, đặc biệt là đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Áp dụng số hoá để lưu giữ di sản đang là xu hướng đã được nhiều bảo tàng, triển lãm, tổ chức về văn hoá trong nước và nước ngoài sử dụng”.

Bà Quỳnh Anh mong muốn tạo ra một nền tảng số chứa đựng hình ảnh, âm thanh sống động và những câu chuyện chân thực của cộng đồng, do chính người dân từ cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam đóng góp. Nền tảng này được thiết kế dựa trên tiêu chí dễ dàng tiếp cận cho bất cứ ai, tại bất cứ địa điểm, thời gian nào, từ đó tạo cơ hội để mọi người tìm hiểu và chia sẻ các câu chuyện di sản dễ dàng hơn; đồng thời cũng là một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho những cá nhân, tổ chức nghiên cứu di sản - văn hoá khi những câu chuyện được kể bởi chính người thuộc về văn hoá đó./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mở cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên hội nhập
    Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 (sau đây gọi là Chương trình) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có thiết kế như một chiến lược toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập và hiện đại hóa.
  • Gần 1.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15
    Sáng 2/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức gặp mặt báo chí, giới thiệu Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ 16 (2024-2025).
  • Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024
    Sáng 2/12, Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 với chủ đề "Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững" đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
  • Cựu Chiến binh quận Tây Hồ tiếp nối truyền thống, gương mẫu tham gia xây dựng Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Phát huy truyền thống của Quân đội anh hùng, suốt 70 năm qua (kể từ ngày Thủ đô được hoàn toàn giải phóng), các thế hệ cựu chiến binh quận Tây Hồ luôn gương mẫu, tích cực tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thủ đô.
  • Hà Nội triển khai chiến dịch uống vitamin A đợt 2
    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 trên địa bàn Hà Nội diễn ra trong 2 ngày 1-2/12, uống vét ngày 3-4/12. Đối tượng được bổ sung vitamin A là trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương, kể cả trẻ vãng lai, trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Đừng bỏ lỡ
Số hoá để bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO