Những chuyến đi cùng ba

Tuệ Mai| 03/11/2022 00:00

Ba tôi chưa từng ở Hà Nội tới trọn vẹn một ngày, chưa từng ăn một tô phở ở đất Thủ đô, vậy mà chẳng hiểu sao nghĩ về Hà Nội tôi lại nghĩ đến ba và những chuyến đi cùng ba.

hanoi(2).jpg
Ảnh minh hoạ

1. Hà Nội - Tuổi thơ

“Ta còn em một màu xanh thời gian.
Màu xám hư vô.
Chợt nhoè.
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến.
Chợt mong manh,”

(Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ)

Hà Nội- nơi tôi được đưa tới lần đầu khi mới vừa lên 8 tuổi. Đối với một đứa trẻ ở tỉnh lẻ mà nói, được đi một chặng đường 50km là xa thật xa. Đó là món quà mà ba tôi- sau một năm đi làm xa quê, tranh thủ những ngày đầu xuân ít ỏi còn ở nhà, ba đặc biệt chở chị em tôi đi “du lịch”. Chuyến “du lịch” đầu đời của tôi là ở sân bay- nơi mà chúng ta sẽ thấy cái máy bay thực sự chứ không phải chỉ là qua màn hình hay là một vệt sáng xa xôi nào đó thường bay qua khoảng trời nhà tôi mỗi đêm. Tôi tự hào vô cùng, bởi vì ở một vùng quê nhỏ bé, có phải em bé nào cũng được ba đưa đi chơi ở sân bay Hà Nội đâu. Dẫu cho trên chặng đường đi ra sân bay bữa đó mưa to, dẫu cho ngồi ở những hàng ghế giữa sân bay “ở Hà Nội” đó, ba ba con mang bánh, mang kẹo mà mẹ gói theo cho ăn chứ không hề ngồi ở một nhà hàng sang trọng. Ba nói rằng, mong rằng sau này khi chúng tôi lớn lên, chúng tôi có thể ngồi trên máy bay đi khắp mọi nơi. Trong đầu óc non nớt đó của tôi khi đó thấy việc ngồi lên máy bay là một ước mơ tràn đầy ánh sáng và lấp lánh. Tôi còn ao ước rằng lần sau có thể ngồi trên chiếc ghế êm êm ở trong quán cafe sáng ánh đèn và thơm phức ở sân bay nữa. Hà Nội thật gần mà cũng thật xa.

2. Hà Nội- Tuổi trẻ

Ta còn em tiếng trống tan trường.
Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ
Đêm hoa đăng tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa.

(Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ)

18 tuổi, ba tôi đưa tôi đi thi đại học, ba đưa em tôi xuống nhập trường ở Hà Nội. Ba chẳng rành Hà Nội nhưng có lẽ hai địa chỉ mà ba rành nhất chính là địa chỉ trường đại học của tôi và trường cấp III của em trai. Ba gửi Hà Nội hai người con của mình, nhờ Hà Nội “chăm sóc” giùm tụi nhỏ. Bữa ấy, làm xong thủ tục, ba ngồi ở ghế đá trong khuôn viên ký túc xá Mễ Trì, lụi hụi mang bữa trưa ra- chính là gói xôi và thịt rang mẹ chuẩn bị sẵn ở nhà mang theo. Nghe nói phở Hà Nội ngon, mà ba còn chưa từng thử.

Tháng 12, năm đầu tôi học đại học, tôi nhận được một giải thưởng nho nhỏ. Tôi hào hứng gọi cho ba, mời ba xuống Hà Nội nhận giải thưởng cùng. Đó cũng là lần đầu tiên ba tới một khách sạn đẹp và sang. Sáng sớm ngày nhận giải, ba chạy xe sớm thiệt sớm, ba chọn bộ quần áo đẹp nhất. Ba còn đeo cả ca-ra-vát, với giọng kể hồ hởi rằng: “Ba nghe tin dự ở khách sạn nên phải lịch sự nên ba sang nhà bác hàng xóm mượn cái ca-ra-vat đeo vào. Mình có phải là người đi công tác đâu mà sắm sửa nhiều”. Trái tim tuổi 18 run run chợt nhận ra ba chẳng có một chiếc ca-ra-vát nào cả. Tôi tự hứa rằng nhất định sau này, khi đi làm có tiền, tôi sẽ mua cho ba cả bộ vest với chiếc ca-ra-vát thật đẹp thì thôi. Tôi còn mong mình có thể có nhiều thành tựu nữa, đơn thuần là để ba có thêm nhiều những chuyến đi xuống Hà Nội cùng tôi.

3. Hà Nội- Trưởng thành

“Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn.
.....

Người dẫu ra đi vạn dặm dài.
Gió ngọn vẫn vương hương phố cũ…”

(Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ)

Những tháng ngày tuổi trẻ trên giảng đường Văn khoa và giấc mơ lập nghiệp ở Hà Nội cứ như ngọn lửa âm ỉ thôi thúc ở trong lòng. Tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng mình có thể xa Hà Nội, Hà Nội mến, Hà Nội thương nhiều như thế cơ mà. Tôi rời Hà Nội vào một ngày tháng năm rực nắng, ban đầu chỉ nghĩ rằng tạm xa thành phố một vài tháng thôi, vậy mà thành xa hẳn. Chọn xa Hà Nội rồi, nghĩ là cũng sớm quen thôi, vậy mà đến tận mấy năm sau này, tôi vẫn còn tha thiết nhớ một ngày mùa thu nào đó được ba chở xuống trường. Trong những giấc mơ chập chờn tuổi trẻ, tôi vẫn luôn đinh ninh rằng mình sẽ về Hà Nội sớm thôi.

Hà Nội trong tôi vẫn mãi là chiếc máy bay thật to và cái sân bay khổng lồ. Những chuyến đi sau này của tôi ra sân bay đều có hình dáng của ba. Ba đón tôi vào những ngày giáp tết, ba đưa tôi những chuyến công tác vội vàng buổi sáng sớm, ba đón tôi trong những chuyến bay chớp nhoáng tôi xong việc ở đâu đó rồi tiện thể ghé về thăm nhà. Chỉ có một lần duy nhất ba chẳng đón tôi, đó là khi nhà tôi có tin buồn. Mẹ tôi đột ngột ra đi vào một ngày tháng 10 mưa gió. Tôi hạ cánh ở sân bay Hà Nội, lòng như chết lặng, ôm bức ảnh của mẹ mà lòng tê tái. Sau cánh của sân bay, bữa ấy không có ba đứng đợi, cũng sẽ chẳng còn những bữa ăn gia đình ấm cúng có bàn tay của mẹ nữa. Cảm xúc như vỡ òa. Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của cuộc đời tôi.

................

Chặng đường đầu tiên, chặng đường của tuổi trẻ, những chặng đường hối hả của dòng đời, Hà Nội cùng ba vẫn luôn âm thầm ở bên tôi.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Tuệ Mai. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội tập thể dục
    Tập thể dục trong ký ức của tôi là câu hát “một, hai, ba…hít thở, hít thở” khi tôi học mầm non, còn những năm tháng là học sinh phổ thông thì ấn tượng về việc tập thể dục là những bài tập khởi động “lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc”.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Những chuyến đi cùng ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO