Lần đầu tiên tôi đến Hà Nội

Ngô Đức Quang| 31/10/2022 18:32

Hồi bé, tôi nghe mọi người bảo Hà Nội to đẹp lắm. Tôi ước gì được một lần ra Thủ đô nhưng quá xa xôi nên đành chịu. Dẫu vậy trong lòng thơ ngây luôn ấp ủ một ngày nào đó lớn lên nhất định phải ra nơi ấy cho bằng được để viếng thăm lăng Bác và dạo khắp 36 phố phường thủ đô anh hùng. Một ngày nọ, cuối cùng tôi cũng hiện thực hóa ước mơ vào một buổi thu.

thu-ha-noi-1-.jpg

Mùa thu Hà Nội

Khung cảnh Hà Nội hiện ra trước mắt như bức tranh tuyệt đẹp được tô vẽ bởi hoa tay họa sĩ tài danh khiến trái tim chàng trai xứ Quảng rung rinh xuyến xao. Chao ôi, cảm xúc xiết bao ! Hà Nội cuốn hút tâm hồn tôi ngay lần đầu tiên mất rồi.

Hà Nội mùa nào cũng đẹp. Nhưng có lẽ mùa thu là lãng mạn và dịu dàng nhất. Mùa thu, mùa của ngây ngất hương nồng hoa sữa thoang thoảng trong gió. Chẳng cần rực rỡ như nàng phượng mà chỉ trắng tinh khôi thế là đủ rồi. Bấy nhiêu thôi cũng đánh thức ký ức những người con Thủ đô hoài niệm về những mùa thu đã qua. Ai đang hối hả ngược xuôi bắt gặp những chùm hoa rung rinh trong nắng gió cũng phải sống chậm vài giây thưởng cảm khoảnh khắc tuyệt vời này. Còn tôi, tâm hồn như bỗng dịu nhẹ, bình an khi bàn tay đón cánh hoa rơi...

Mùa thu, mùa của đôi lứa yêu đương đắm say. Chao ôi, còn gì hạnh phúc bằng khi tay trong tay cùng người thương dạo bước trên con đường lá đổ xào xạc dưới gót chân. Hà Nội dù có hai mùa thay lá mỗi mùa một vẻ riêng nhưng điểm chung là không gian cho ta cảm giác yên bình, tĩnh lặng tránh xa nhịp sống xô bồ nơi phồn hoa. Khoảnh khắc ấy, giây phút ấy có hai trai tim khẽ chạm nhau rồi lạc bước vào thế giới yêu đương đắm say. Con tim càng thêm rộn ràng khi nghe ai đó hát :

" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ.

Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương.

...

Hai chúng ta sẽ cùng chung lối

Em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương"

Mùa thu, mùa có gió heo may se lạnh gieo đời cơn mưa lất phất vương sợi tóc mềm. Cơn mưa chẳng khiến một người khách lạ như tôi thấy buồn hay nhớ nhà, ngược lại chỉ thấy thơ và mộng thôi.

Mùa thu, mùa cốm xanh non với đủ món ngon bày bán khắp phố. Nào là xôi cốm, chè cốm, cốm xào... mà đặc sắc nhất chính là cốm làng Vòng gây bao lòng thương nhớ. Ai biết cái thức ăn ấy là món quà vô giá trời ưu ái ban tặng cho thủ đô. Dường như chỉ có cốm nơi đây thơm ngon nhất thôi.

Nụ cười người bán rong

Hà Nội đâu chỉ có Hồ Tây mát lạnh những buổi sớm, Hồ Gươm cổ kính dáng uy nghiêm hay văn hiến ngàn năm Quốc Tử Giám. Ở nơi đây, còn một "đặc sản" rất Hà Nội mà dù bánh xe thời gian có lăn nhanh cỡ nào cũng chẳng thể cuốn "đặc sản" ấy chìm vào quên lãng - nụ cười Hà thành rất hiền và lành.

Nụ cười hiếu khách đến nơi đâu trên đất nước hình chữ S tôi cũng bắt gặp và đều thấy yêu mến. Nhưng nụ cười Thủ đô có một nét riêng. Nét riêng ấy được tỏa ra từ những người dân nghèo chân chất bán hoa rong.

Hoa được mua ở chợ đêm Quảng Bá. Bước vào chợ hoa như bước vào khu vườn cổ tích rực rỡ muôn sắc khắp nơi tụ về. Nào là những cái tên quen thuộc như cúc, ly, lan rồi tới mấy nàng hoa xa lạ sa lem, lan môn-ca-da.

Nghề bán hoa là nghề ngủ không tròn giấc. Lúc những chú gà còn mê ngủ, mọi người còn lạc chìm cõi mộng những người trong nghề đã đến chợ hoa rồi. Họ vội chọn mua những đóa hoa tươi tắn còn đọng hơi sương để rồi sáng sớm bắt đầu ngày mới bằng hành trình dâng hương cho đời.

Hà Nội mỗi mùa một loài hoa. Và chỉ cần nhìn vào những xe hoa lặng lẽ giữa phố phường tâm trí biết ngay đất trời đã bước vào tháng mấy.

Tháng 3, hoa bưởi trắng tinh khôi. Tháng 4, hoa loa kèn dịu dàng. Tháng 6, tháng 7 nụ sen hồng tươi len lỏi sắc hương vào nhịp sống sôi động. Mùa thu Hà Nội lại hiện về hoa cúc, hoa hướng dương, hoa sữa. Tháng 10 có cúc họa mi và tháng 12 khoe cải vàng.

Người bán chủ yếu là bậc trung niên. Có lẽ họ đã gắn bó với nghề lâu rồi nên yêu nó đến nỗi không thể rời xa được. Dù nắng hay mưa đôi chân luôn rong ruổi khắp các phố phường với đôi dép cao su và đầu đội chiếc nón cũ màu chở xe hoa như chở cả khung trời Hà Nội.

Không giống hoa bán trong tiệm trông thật sang trọng và được gói giấy khá cầu kỳ. Hoa bán rong bình dị hơn nhiều. Đồ gói đôi khi chỉ là giấy báo cũ, lá chuối hoặc lá sen thôi.

Dẫu vậy người mua rất hài lòng và ít khi trả giá. Bởi đây là thú vui thanh tao và nếp sống quen thuộc. Bởi hiện lên trên khuôn mặt khắc khổ của người bán là nụ cười rạng ngời với đôi tay thô ráp xấu xí nhưng luôn nâng niu từng bó hoa trao cho khách. Tôi đã cảm được cái nét thân thương và gần gũi ấy khi lần đầu tiên mua một bó hoa từ tay người phụ nữ tuổi đã ngoài năm mươi. Khoảnh khắc tay trao tay, nụ cười trao nụ cười sẽ mãi là kỉ niệm lưu dấu trong đời mỗi khi nhớ về thủ đô.

Chao ôi, Hà Nội có một cái nghề tuy bình thường mà thanh cao xiết bao! Nghề bán hoa tuy thu nhập chẳng bao nhưng người trong nghề luôn thấy vui vẻ và hạnh phúc. Vì họ biết nghề mình làm đang góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa xưa cũ giữa lòng thủ đô hiện đại. Vì họ biết bán hoa là bán nụ cười cho mọi người. Thấy hoa con người ta như thấy sức sống và tràn đầy năng lượng.

Lưu luyến phút chia tay

Chuyến đi xa nào rồi cũng kết thúc. Hà Nội và mùa thu vẫn còn đây mà tôi phải rời xa mất rồi. Nhớ thương không biết khi nào có dịp trở lại. Rồi đây tôi sẽ nhớ hoài giây phút ngập tràn hạnh phúc và cảm xúc khi được một lần viếng lăng Bác. Nhớ hoài hình ảnh những chiếc xe đạp chở trời hoa mùa yêu thương . Nhớ cô gánh hàng cốm nhẹ bước trên đường mưu sinh mỗi ngày. Những người hàng rong ấy tuy nghèo nhưng toát lên vẻ đẹp bình dị từ trong tâm hồn nảy nở giữa thủ đô.

Tình cảm tuy nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nếp sống tuy giản dị mà thanh cao. Ôi chao, Hà Nội nhớ... thương... yêu biết bao nhiêu buổi ban đầu gặp nhau!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Ngô Đức Quang. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Đê La Thành
    Ngày ấy cách đây hơn hai mươi năm, khi tôi làm hồ sơ đăng ký thi vào trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bố mẹ tôi giãy nảy lên vì trường tôi nằm ở trên Đê La Thành “ối giời ơi, ở quê mình còn thiếu đê hay sao mà mày lại phải học đại học trên một con đê hả con?”. Kệ bố mẹ, con không biết, người ta xây trường đại học trên đê thì con phải học trên đê thôi chứ con có biết làm sao đâu?
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu tiên tôi đến Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO