Ký ức trận lụt lịch sử 2008

Đinh Thành Trung| 26/10/2022 14:42

1 Tháng 8 năm 2022. Cơn bão đi qua khiến mưa như trút nước. Đường Thụy Khuê nhà tôi đã ngập. Bên cạnh đó, đường Trích Sài cũng chịu chung số phận. Đâu đó có tiếng cười to “Chỉ là muỗi so với trận lụt lịch sử năm 2008 bà con nhỉ”.

8-1533191742-width650height447.jpg
Sống chung với "lũ" trong mùa cưới, người dân Thủ đô đã sáng tạo ra rất nhiều cách để di chuyển. Bắc ghế vào đám cưới trên đường Hồ Đắc Di (Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội). (Ảnh: VOVnews)

Ký ức trong tôi bỗng trỗi dậy với những hình ảnh khó quên. Cách đây 14 năm, không ai nghĩ Hà Nội sẽ đối mặt với biển nước như thế. Xe máy và ô tô. Tất cả chẳng là gì khi đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên. Đường phố ngập chìm trong nước. Xui rủi nếu ai đang bước trong biển nước ấy thì chắc không còn nhìn thấy mặt người.

Tôi nhớ lại trên cung đường Thái Hà - Nguyễn Chí Thanh, một vài chiếc ô tô đã chìm sâu, để lại tiếc nuối trên mạng xã hội. Khi cơn lụt đến và ở lại quá lâu, không ai còn có thể cười được. Tất cả mọi người khi ấy đều cùng chung một suy nghĩ là mong sao Hà Nội thoát ngập. Thế và chỉ thế thôi.

Khi ấy có nhiều câu chuyện xảy ra lắm. Nhiều nhất vẫn là không đi làm được. Thời đó vẫn còn ít người làm công việc online nên thiệt hại về kinh tế là rất đáng kể. Tôi có may mắn là nhà ở chỗ cao nên không bị ngập, nhưng chỉ cần dắt xe ra đường là không biết đi hướng nào để đến chỗ làm. Nhiều người cũng chịu tình cảnh tương tự. Thế mới biết trận lụt đó khủng khiếp như thế nào.

Nhớ lại, nhiều nhà cửa ngay giữa lòng thành phố bị ngập, điều chưa từng xảy ra từ khi họ sống trong căn nhà đó. Do không ai nghĩ nhà mình sẽ bị ngập nên họ lúng túng trong sơ tán người và đồ đạc. Nhà cao tầng thì đỡ, còn nhà cấp 4 coi như phải sơ tán. Người Hà Nội trong nội thành, những người ít phải đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên đã có những ngày khốn khó.

2. Lụt nặng mới thấy người Hà Nội tương thân tương ái. Hình ảnh gặp nhiều nhất lúc đó là dịch vụ sấy xe, khởi động lại xe. Có người thu được lợi từ trận lụt nhưng cũng có người làm miễn phí với cái tâm giúp người khác vượt qua tình cảnh khó khăn. Một anh chàng với nụ cười tươi rói trên môi đã “đốn tim” mọi người khi có nghĩa cử cao đẹp ấy.

Rồi dịch vụ chở thuyền miễn phí. Thuyền giữa lòng đường Thủ đô, nghe thật kỳ lạ và bi hài nhưng chính những chiếc thuyền ấy đã giải cứu không ít người mắc kẹt. Hà Nội thành sông. Trên các cung đường lớn như Giáp Bát, Giải Phóng… người dân tự chế ra những chiếc thuyền, bè có hình thù kỳ lạ từ các vật dụng gia đình như lốp cao su, ván gỗ, hay hộp xốp. Cái khó ló cái khôn, nhiều người chèo những chiếc thuyền tự chế ấy đi giúp người khác, chở người và đồ đạc đến nơi an toàn. Khi bến xe buýt trở thành bến đò, người dân thủ đô mới cảm nhận rõ ràng tình người trong nguy khốn. Chèo đò vài lần rồi cũng quen, người thủ đô xốc lại tinh thần rất nhanh và mau chóng tổ chức giúp người. Các lực lượng chức năng cứu hộ cứu nạn hoạt động hết công suất, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người.

Khi ấy, câu “lá lành đùm lá rách” mang nhiều ý nghĩa hơn. Bà con quyên góp rồi san sẻ, giúp đỡ nhau, đặc biệt là giúp những người khó khăn do không thể đi làm nuôi sống bản thân và gia đình hay những người mất trắng phương tiện làm ăn. Dù ít dù nhiều, mỗi người cũng cố gắng đối phó với khó khăn của chính mình rồi giúp người khác. Đó chính là tấm lòng của người Hà Nội, thứ mà chúng ta tưởng như không thấy nhiều trong thời đại ngày nay.

Rồi các chiến dịch “giải cứu” nông sản, giải cứu rau xanh cũng được tổ chức, vừa đảm bảo bữa ăn của các gia đình vừa góp phần giúp bà con nông dân tiêu thụ được sản phẩm. Khi nước bắt đầu rút đi, mọi người cũng đẩy mạnh mua hàng hóa thiết yếu vì lo sợ trận lụt chưa kết thúc. Dường như lúc đó họ không quá tiếc tiền, sẵn sàng mua ủng hộ người còn tồn hàng.

3. Có thể coi trận lụt năm 2008 là sự kiện lịch sử. Ký ức về nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí người Hà Nội, nhất là những người chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận lụt ấy. Sau đó, Hà Nội đã có giải pháp và cố gắng không để tình trạng ngập lụt tái diễn. Đó là việc cần phải làm của những người có trách nhiệm và cần cả sự chung tay của nhân dân Thủ đô.

Nói một cách tích cực, trận lụt lịch sử ấy cũng là một biến cố để chúng ta có bản lĩnh hơn trong cuộc sống, có sự sãn sàng đối phó với khó khăn khách quan ập đến. Nước ta cũng đã vượt qua đại dịch Covid-19 và Hà Nội là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi lại được thấy tinh thần vượt khó, tương thân tương ái của người dân thủ đô như kỷ niệm 14 năm về trước.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đinh Thành Trung. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hoa sữa rơi, gói thu vào những kỉ niệm mùa xa
    Hà Nội những ngày tháng mười, tiết trời đã thật thu. Heo may ùa vào trong phố, cái lạnh se se dường như làm cho mùi hoa sữa ngọt hơn. Mùi hương ấy vấn vít len vào tận cửa phòng. Đứng bên cửa sổ, cơn gió heo may phả chút hương hoa rất mỏng lướt qua. Chợt bâng khuâng nhớ về những mùa đã cũ. Tôi nhớ mùi hoa sữa lẩn khuất trong làn gió lạnh hanh hao năm nào và chợt nhận ra tuổi thanh xuân của mình cũng vương mùi hoa sữa.
(0) Bình luận
  • Mùa hoa bằng lăng Hà Nội
    Tôi yêu mùa hoa bằng lăng Hà Nội, yêu màu tím dịu dàng của bằng lăng. Màu hoa đẹp và lãng mạn đã làm dịu đi cái nắng chói chang của mùa hạ. Màu tím của bằng lăng cũng điểm tô cho phố phường Hà Nội có nét đẹp rất riêng. Tôi đã từng say đắm ngắm những cành bằng lăng qua ô cửa. Những cành hoa tím mộng mơ in trên những tòa nhà tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Nhớ Hà Nội qua những cuộc gọi vội
    Lớn lên với bát phở gà thơm phức và tiếng còi xe máy mỗi giờ tan tầm, cô du học sinh người Việt òa khóc giữa lòng thành phố New York tráng lệ. Có lẽ, vì chẳng quen. Có lẽ, vì nhớ nhà. Có lẽ, vì “miền đất hứa” vốn là nơi để những ước mơ cất cánh bay xa, nhưng miền đất quê hương ta mới là nơi những ước mơ mỏi cánh bay trở về.
  • Hà Nội trong tôi là Ga Hàng Cỏ
    Ga Hà Nội là một trong những biểu tượng trung tâm của Thủ đô Hà Nội! Mỗi khi nhắc tới Ga Hà Nội, tôi lại hình dung một đoàn quân với những hàng ngang, hàng dọc ngay ngắn trên sân ga.
  • Đèn đường kể chuyện
    Ở thành phố này, những cột đèn đường cứ kỳ quặc thế nào ấy. Đêm, thành phố đã đi ngủ, tất cả chìm vào lặng yên, riêng mấy cột đèn còn thức. Bốn mùa xuân hạ thu đông, đèn đường soi rõ những mặt người, lặng lẽ giấu đi những câu chuyện kể.
  • Hà Nội dấu trong mình điều gì
    Với mình, Hà Nội lúc nào cũng rộng lớn. Hay ít ra thì thành phố này đủ rộng để cất giấu trong mình vô vàn những bí mật không tên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Sao Mai Huyền Trang ra MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác Hồ
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên "Nợ ân tình để tìm hình của nước" của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. MV do đạo diễn Dương Lan Hương thực hiện.
  • Bảy đóa sen “bung nở” giữa dòng Hương Giang mừng Đại lễ Phật đản
    Đón mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hạ thủy 7 đóa hoa sen ra giữa dòng sông Hương thơ mộng.
  • “Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
    Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Công an quận Tây Hồ: Điểm sáng trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân quận Tây Hồ với người dân trên địa bàn Thủ đô.
  • Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024
    Chiều 13/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động Festival Mỹ thuật trẻ năm 2024.
  • Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"
    Triễn lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam đến với công chúng trong nước và ngoài nước.
Ký ức trận lụt lịch sử 2008
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO