Hà Nội tập thể dục

Phạm Như Hoa| 02/11/2022 11:24

Tập thể dục trong ký ức của tôi là câu hát “một, hai, ba…hít thở, hít thở” khi tôi học mầm non, còn những năm tháng là học sinh phổ thông thì ấn tượng về việc tập thể dục là những bài tập khởi động “lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc”.

tap-the-duc_adry(1).jpg
Ảnh minh hoạ

Xung quanh tôi chẳng thấy có ai tập thể dục, ông bà bố mẹ tôi đều đi làm đồng từ sáng đến tối mịt, làm việc tay chân rất mệt rồi thì còn tập thể dục làm gì nữa. Ấy vậy mà lên Hà Nội thì khác hẳn, người người tập thể dục, nhà nhà tập thể dục, đâu đâu cũng có thể tập thể dục, tôi có cảm tưởng như những người sống ở Hà Nội không ai ngủ, người ta chỉ chờ trời sáng để đi tập thể dục hay sao? Sáng sớm, bốn năm giờ sáng mà lò dò quanh Lăng Bác thì chao ôi, có cơ man nào là người ra đây tập thể dục, người đánh cầu lông, người đá cầu, người nhảy dây, người lắc vòng, chỗ này là chỗ các bà tập dưỡng sinh múa quạt, chỗ kia là chỗ các ông tập thái cực quyền múa gậy. Tôi nghe ông nội tôi kể rằng lúc sinh thời Bác Hồ là người có tinh thần tự tập thể dục để rèn luyện cơ thể, để giữ sức khỏe rất cao. Bác đã từng nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tôi ngày nào cũng tự tập”. Có lẽ là do học tập theo tấm gương của Bác nên người dân Thủ đô ai ai cũng có ý thức tự tập thể dục. Một ngày mới ai cũng muốn báo công với Bác nên tinh thần thể dục của Bác lúc nào cũng rộn ràng mỗi sớm tinh sương quanh Lăng Bác. Không chỉ ở quanh Lăng Bác, Hà Nội có rất nhiều công viên và vườn hoa để mọi người ra đó tập thể dục, có một dạo ở gần khu Đại học Bách Khoa, sáng trưa chiều tối tôi đều thấy có người đi tập thể dục ở công viên Thống Nhất, vườn hoa Lê-nin. Rồi các bờ hồ vào sáng sớm không khí trong lành, gió hiu hiu thổi hơi mát tinh khiết lên từ các mặt hồ, người đi tập thể dục hàng hà sa số hít hà sương sớm để lấy tinh thần bước vào một ngày làm việc đầy hối hả. Hà Nội có rất nhiều trung tâm huấn luyện thể thao và nhiều vận động viên cũng bắt nguồn từ phong trào tự tập thể dục, tự rèn luyện thể thao mà nên. Có một điều lạ kỳ dù Hà Nội không có biển nhưng lại có rất nhiều bể bơi, có vẻ như đó là sự bù đắp cho người dân thủ đô nỗi khao khát được bơi lội, vẫy vùng.

Những người con ở khắp muôn nơi trên đất nước Việt Nam về Hà Nội học đại học, sinh sống, học tập và lập nghiệp đã mang theo tinh thần tập thể dục của người dân thủ đô trở về quê hương của mình nên đi đến đâu ta cũng bắt gặp người người nhà nhà tự tập thể dục bằng nhiều hình thức khác nhau, làm cho không khí chào ngày mới đầy phấn chấn và tràn đầy năng lượng.

Viết xong bài viết này, tôi cũng phải vội vã đi ngủ để sáng mai còn dậy sớm để tham gia vào CLB nhảy hiện đại của các bà, các chị, các cô, các bạn cùng khu phố. Nghĩ đến thôi mà lòng đã thấy rộn ràng, lại nhớ đến những buổi sáng sớm tinh sương trên Hà Nội năm nào, vừa đạp xe vừa nghe thấy tiếng nhạc chát xình chát xình trên đường Thanh Niên, các chị các cô vừa dìu nhau những bước nhảy vừa cười nói râm ran hết cả một quãng đường.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Như Hoa. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Lần đầu tiên tôi đến Hà Nội
    Hồi bé, tôi nghe mọi người bảo Hà Nội to đẹp lắm. Tôi ước gì được một lần ra Thủ đô nhưng quá xa xôi nên đành chịu. Dẫu vậy trong lòng thơ ngây luôn ấp ủ một ngày nào đó lớn lên nhất định phải ra nơi ấy cho bằng được để viếng thăm lăng Bác và dạo khắp 36 phố phường thủ đô anh hùng. Một ngày nọ, cuối cùng tôi cũng hiện thực hóa ước mơ vào một buổi thu.
(0) Bình luận
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát ấp mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải mốt đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
  • Bánh chưng xanh Hà thành
    Nằm trong "Bộ Tứ": Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ngày xưa khi Tết đến, xuân về, thì người ta mới thấy bánh chưng, nay thì khác, quanh năm, đều thấy bánh, ở chợ, họ bán ở hàng giò, chả.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào
    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 21/5, Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát ấp mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải mốt đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Hà Nội tập thể dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO