Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo, trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội (quận Hoàn Kiếm)

Sơn Dương (t/h) 01/10/2023 11:36

Ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo, trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

nhung-dia-danh-gan-voi-cmt8-o-ha-noi-2-1598947939085190734411.png
Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo ngày nay

Tháng 8/1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển, tạo thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của dân tộc ta. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật đầu hàng Đồng minh. Chính quyền bù nhìn và các đảng phái tay sai của Nhật tan rã. Cả nước đã sẵn sàng xông lên. Cả Hà Nội sôi sục khí thế cách mạng.

Đến 13/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa. Tối 15/8, Thành uỷ Hà Nội triệu tập Hội nghị bất thường gồm các cán bộ và đội trưởng đội thanh niên xung phong, công nhân xung phong tại chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy) để rà soát lực lượng và bàn công việc cấp bách chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

Sáng 16/8, tại số nhà 101 phố Gambetta, (nay là phố Trần Hưng Đạo), đồng chí Nguyễn Khang, Thường vụ Xứ uỷ, triệu tập họp với Thành uỷ Hà Nội để phổ biến nghị quyết của Xứ uỷ về thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa) gồm 5 đồng chí: Nguyễn Khang, Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ, Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy), cán bộ Ban công vận Xứ uỷ, Nguyễn Quyết, Bí thư Thành uỷ, Nguyễn Duy Thân, Thành uỷ viên và Lê Trọng Nghĩa, cán bộ Xứ uỷ. Đồng chí Trần Đình Long được cử làm cố vấn cho Uỷ ban.

Theo Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, lúc này toàn Thành phố có 3 đội tự vệ chiến đấu, hàng nghìn hội viên các đoàn thể cứu quốc vừa chuyển sang tổ chức tự vệ. Súng đạn còn quá ít và rất thô sơ, nhưng điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi.

Ngày 17/8, các tổ chức cứu quốc ở nội ngoại thành và cả một số phủ huyện thuộc Hà Đông, được lệnh của Uỷ ban quân sự cách mạng đã bí mật huy động hàng vạn quần chúng đến tham dự cuộc mít tinh do Tổng hội viên chức tổ chức tại Quảng trường Nhà hát Lớn, biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình tuần hành. ngày 17/8, tại nhà bà Hai Nhã (Dịch Vọng, Cầu Giấy), Thành uỷ khởi nghĩa họp mở rộng, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa dự kiến vào ngày 19/8.

Sáng sớm 18/8, Uỷ ban quân sự cách mạng chuyển vào nội thành, đóng tại số nhà 101 Gambetta để kịp thời chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội ngày 19/8/1945.

Ngày 19/8, 20 vạn người từ cuộc mít tinh khổng lồ đã biến thành cuộc biểu tình thị uy, có các đơn vị tự vệ, tuyên truyền xung phong dẫn đầu đi chiếm các vị trí trọng yếu của Thành phố. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội diễn ra với một sức mạnh quật khởi và tốc độ phi thường, giành thắng lợi nhanh gọn, giòn giã, ảnh hưởng vang dội.

Trong những ngày tiếp sau đó, kế hoạch của Uỷ ban quân sự cách mạng đã được thực hiện thành công. Uỷ ban nhân dân cách mạng đã được thành lập.

Tại ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo, Thành uỷ, Uỷ ban quân sự cách mạng đã có những ngày giờ làm việc khẩn trương, ban hành những chỉ thị, chủ trương, mệnh lệnh đúng đắn, kịp thời, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thành công rực rỡ.

Nhà 101 Trần Hưng Đạo được xây vào khoảng năm 1910 - 1911, trên diện tích 150m, nhà gồm 3 tầng (cả tầng hầm) theo lối kiến trúc Pháp. Xung quanh có các giậu sắt gắn lên tường, cao 3m. Cổng cao 5m, rộng 7m, 2 bên xây trụ bê tông vuông, có lắp 2 cánh cửa sắt.

Ngoài ngôi nhà chính trên, hiện nay có ngôi nhà bê tông 5 tầng ở phía sau (xưa kia là nhà ngang, chỗ ở của gia nhân, con cháu) và ngôi nhà 2 tầng đều do Viện Khoa học giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo) xây dựng những năm sau này dùng để làm việc.

Theo sự khảo sát của Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội, chỗ Uỷ ban quân sự cách mạng làm việc có thể ở tầng hầm của ngôi nhà, vì nó được xây kiên cố và cao tới 1,2m lên xuống dễ dàng.

Ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo đã đi vào lịch sử vẻ vang của thủ đô Hà Nội như một mốc son, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội.

Ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo đã được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến: “Ngày 18/8/1945, nơi đây là trụ sở Uỷ ban quân sự cách mạng (Uỷ ban khởi nghĩa)”.

Để phát huy giá trị của di tích, cần thiết phải bảo tồn ngôi nhà chính, làm lại tấm biển đá quá nhỏ và đã mờ chữ, đồng thời tuyên truyền giới thiệu cho nhân dân trong phường, quận và đông đảo mọi người biết./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo, trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội (quận Hoàn Kiếm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO