Chính sách & Quản lý

Ngôi đình mang nét đặc trưng kiến trúc dân gian triều Nguyễn ở Huế được công nhận là di tích lịch sử

Hương Giang 25/05/2024 14:44

Đình Thế Chí Đông (xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

dtich-1.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế trao bằng công nhận di tích lịch sử đình Thế Chí Đông cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Điền Hải (huyện Phong Điền).

Ngày 24/5, UBND xã Điền Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đình Thế Chí Đông.

Cách trung tâm TP Huế khoảng 35km về hướng Đông Bắc, Thế Chí Đông là một làng quê nằm dọc theo dải đồng bằng - vùng ven biển/đầm phá Tam Giang được các thế hệ lưu dân người Việt ưu tiên lựa chọn dừng chân khai hoang lập nghiệp sau ngày nhập cư Thuận Hóa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng làng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng văn hóa của người Việt trên vùng đất mới, đình Thế Chí Đông vẫn còn bảo tồn khá tốt các nguồn tư liệu Hán Nôm (hoành phi, đối liễn, sắc phong, địa bạ, văn tế…) rất có giá tr và phản ánh quá trình hình thành, phát triển, đời sống văn hóa xã hội, phong tục tập quán, chính sách điền thổ, thuế má của người dân qua các thời kỳ.

Đình Thế Chí Đông chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức của người dân, là nơi thiêng liêng để con dân trong làng nhớ ơn những bậc tiền nhân đã có công lập làng, giữ nước… Đây không chỉ là nơi để gửi gắm những mong ước tâm linh của dân làng về cội nguồn và cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của một cộng đồng dân cư trên một vùng đất mới. Nơi gắn kết quá khứ với hiện tại và tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết của người dân trong làng với cộng đồng xã hội của làng quê truyền thống.

Đình Thế Chí Đông mang nét đặc trưng về kiến trúc dân gian triều Nguyễn, ít nhiều có sự kế thừa kiến trúc đình làng truyền thống ở Bắc Bộ. Mặt khác lại được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với địa - văn hóa trong quá trình di cư từ Bắc vào Nam của người Việt, gắn liền với quá trình khai phá xứ Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn.

Với những giá trị lịch sử, Đình Thế Chí Đông đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 21/3/2024.

Tại buổi lễ, ông Hoàng Văn Thái - Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, Đình Thế Chí Đông xã Điền Hải) được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh là thể theo nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Điền Hải. Là bước quan trọng và có tính định hướng cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của một vùng đất trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Hiện nay, tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) có 23 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó có 7 di tích quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh Thừa Thiên Huế) và đang có 12 công trình địa điểm di tích lịch sử - văn hóa đang được kiểm kê, lập hồ sơ khoa học.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ngôi đình mang nét đặc trưng kiến trúc dân gian triều Nguyễn ở Huế được công nhận là di tích lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO