Văn hóa – Di sản

Công nhận Hát Kiều là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Việt Thương 15:23 22/03/2024

Tối ngày 21-3, tại thị xã Ba Đồn, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều.

101e7a9a6b4abd14e45b.jpg
Một trích đoạn trong hát Kiều của Câu lạc bộ hát Kiều xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo gắn bó khá phổ biến với đời sống tinh thần của người dân các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình.

Hát Kiều bao gồm hát, diễn xuất và làm trò… tập trung ở các xã: Quảng Minh, Quảng Thủy (TX. Ba Đồn), Quảng Kim, Quảng Phương (Quảng Trạch) và Châu Hóa (Tuyên Hóa).

Hát Kiều mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng người Việt trên quê hương Quảng Bình. Nghệ thuật hát Kiều do con người sáng tạo và giữ gìn, trao truyền từ thời thế hệ này sang thế hệ khác.

Trải qua hàng trăm năm, hát Kiều là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hóa tinh thần, là nơi thể hiện những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, mang tính cố kết cộng đồng rất cao. Giá trị lịch sử của hát Kiều thể hiện qua những màn diễn, tích trò, câu hát, làn điệu.

Hát Kiều có lịch sử đầy biến động, thăng trầm. Để có được khoảnh khắc hôm nay là một quá trình đầy khó khăn với sự cố gắng bền bỉ của cấp ủy, chính quyền và nhiều thế hệ nghệ nhân trong việc bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật Hát Kiều.

Với quyết tâm gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, trước đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tham mưu lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Hát Kiều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.

Ngày 10-11-2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định đưa nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Một Thủ đô phát triển toàn diện đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại
    Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”. Triển lãm là một trong các chuỗi hoạt động trọng tâm của Thành phố Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do Thành phố Hà Nội tổ chức.
  • Cho những mùa thu tươi thắm mãi
    “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về” - ca khúc như một lời tiên đoán của nhạc sĩ Văn Cao đã trở thành hình ảnh hiện thực mang lại rung cảm mãnh liệt trong ngày tiếp quản Thủ đô mùa thu 10/10/1954 của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội. Hình ảnh ấy mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc và ở lại trong trái tim mỗi người dân Thủ đô và cả nước.
  • Quận Cầu Giấy tập trung rà soát, khắc phục về PCCC theo Nghị quyết 05 của HĐND Thành phố Hà Nội
    Thực hiện Nghị quyết 05 của HĐND thành phố, các địa phương, đơn vị đã tập trung rà soát, kiểm tra, khắc phục về PCCC tại nhiều công trình, cơ sở xây dựng.
  • Xanh SM ra mắt nền tảng xanh SM Bike Platform dành cho tài xế xe máy điện Vinfast
    Hà Nội, ngày 01/10/2024 - GSM công bố ra mắt nền tảng kinh doanh chia sẻ Xanh SM Bike Platform dành riêng cho xe máy điện VinFast, với chính sách chia sẻ doanh số hấp dẫn bậc nhất thị trường lên tới 80%. Đây là bước đi chiến lược tiếp theo của Xanh SM nhằm mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, đồng thời mở ra cơ hội vận doanh linh hoạt và sinh lời ổn định cho các chủ xe máy điện VinFast.
Đừng bỏ lỡ
Công nhận Hát Kiều là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO