Văn hóa – Di sản

Bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội đền Tranh"

Việt Thương 20:40 19/03/2024

Sáng 19/3 (10/2 âm lịch) đã diễn ra lễ rước nước, các đoàn dâng lễ vật, chương trình văn nghệ, khai hội, công bố quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm là điểm du lịch. Chiều và tối cùng ngày có lễ tế quan và tế mẫu, lễ mộc dục.

xvt5vjyd.png
Quan lớn Tuần Tranh sống trong lòng mỗi người con Ninh Giang như một vị thần (Ảnh: Minh Khang).

Lễ hội Đền Tranh 2024 diễn ra đồng thời với Lễ công bố và trao Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang là Điểm du lịch.

Đền Tranh, còn gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Lễ hội Đền Tranh thể hiện ước vọng, năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng nhân dân tại địa phương. Lễ hội đền Tranh cùng chuỗi các hoạt động sẽ diễn ra trong 4 ngày 18, 19, 23 và 24/3 (tức ngày 10/2 và 14 - 15/2 âm lịch).

Ngày 18/3 (9/2 âm lịch) diễn ra lễ trình trước khi thực hiện lễ rước nước; lễ khai quang tịnh đền; trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các xã, thị trấn trong huyện;

Điểm nhấn của Lễ hội là chương trình chào mừng Đản nhật sinh thần Quan lớn Tuần Tranh Ninh Giang Hải Dương với đêm nghệ thuật chào mừng do các nghệ nhân, nghệ sĩ tên tuổi tham gia trình diễn như: NNƯT Đặng Ngọc Anh, NSND Thanh Hoài, NSND Trọng Bình; các nghệ sĩ như Hùng Min, Nam Giang và các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hải Dương biểu diễn diễn ra lúc 20 giờ ngày 18/3.

mm.jpg
Bí thư huyện ủy Ninh Giang gióng trống khai hội Đền Tranh. Ảnh: Mạnh Minh - TTXVN

Sáng 19/3 (10/2 âm lịch) đã diễn ra lễ rước nước, các đoàn dâng lễ vật, chương trình văn nghệ, khai hội, công bố quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm là điểm du lịch. Chiều và tối cùng ngày có lễ tế quan và tế mẫu, lễ mộc dục.

Ngày 23 - 24/3 (14 - 15/2 âm lịch) sẽ tổ chức các trò chơi như đập niêu đất, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, bóng bàn, bóng chuyền hơi nam - nữ, pháo đất, kéo co, cờ tướng, múa rối nước; lễ tế tạ...

Các các nghi lễ và hoạt động trên diễn ra tại khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang (Hải Dương).

Tại lễ hội đền Tranh năm nay, Ban tổ chức bố trí 10 gian trưng bày 37 sản phẩm OCOP trong huyện Ninh Giang. Một số sản phẩm đặc trưng tiêu biểu như bánh gai, ổi, yến, giò, mật ong, vải khô, dưa, rượu...

Sự kiện được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, truyền thống tốt đẹp của lễ hội đền Tranh - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật được thờ tại di tích.

Thông qua các hoạt động, góp phần tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hoá tiêu biểu, điểm du lịch, truyền thống tốt đẹp của lễ hội đền Tranh; giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện, giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.

Đền Tranh tọa lạc tại thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương với tổng diện tích là 29.417m2. Đền Tranh thờ Quan đệ Ngũ Tuần Tranh là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn Ông của tín ngưỡng thờ Tứ phủ trong dân gian của người Việt. Hiện di tích đền Tranh tọa lạc trên khuôn viên rộng rãi với 34 gian lớn nhỏ, bao gồm 7 gian tiền tế, 7 gian trung từ, 7 gian nhà nối, 3 gian cổ dải, 3 gian hậu cung, 7 gian đông vu và nhiều công trình phụ trợ khác như tòa đông vu gồm 7 gian đao tầu déo góc, chất liệu bằng gỗ lim, lợp ngói mũi; nghi môn được xây dựng theo kiểu "chồng diêm cổ các", gồm 2 cửa phụ một cửa chính, quy mô lớn như nghi môn xưa; nhà bia, đài hóa sớ…

Đền Tranh Hải Dương nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Nam thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là ngôi đền mà khi nhắc đến, bất cứ người dân địa phương nào cũng cảm thấy tự hào. Đền Tranh còn được gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh. Vào thời Lê - Nguyên, đền Tranh là một ngôi đền lớn thờ nhân vật huyền thoại theo tín ngưỡng của người dân địa phương. Theo tài liệu được truyền lại thì gắn liền với đền Tranh có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ, nổi bật nhất là truyền thuyết về Quan Lớn Tuần Tranh, người được thờ tự trong đền.

Đền Tranh xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 1214/QĐ-BVHTTDL, ngày 25/3/2009. Lễ hội truyền thống đền Tranh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 781/QĐ-BVHTTDL ngày 4/4/2022./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội đền Tranh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO