Đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Lâm 22:30 14/03/2024

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng sẽ diễn ra tại Đền Nghè, Đình An Biên và Quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Khai mạc Lễ hội chính thức diễn ra vào lúc 20 giờ phút ngày 17/3/2024 (tức ngày 8 tháng 2 năm Giáp Thìn).

le-hoi-le-chan-4.png
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2023

Đồng chí Nguyễn Hoàng Linh – Chủ tịch UBND quận Lê Chân, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Hàng năm từ mùng 7 đến ngày mùng 9 tháng 2 âm lịch, quận tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân.

Lễ hội được tổ chức với mục đích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ.

Đến lễ hội, Nhân dân và du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh cùng các hoạt động truyền thống theo văn hóa xa xưa như: Chợ quê - Làng Vẻn; chương trình cờ người và các trò chơi dân gian; lễ dâng hương ngày Thánh đản Nữ tướng Lê Chân; lễ tế cáo yết; canh hát cửa đình; lễ dâng hoa thủy tiên; liên hoan võ cổ truyền; hội thi chim chào mào...

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng là hoạt động ý nghĩa, giúp Nhân dân và du khách hiểu thêm về lịch sử hào hùng của địa phương nói riêng, cả nước nói chung; giúp tuổi trẻ thành phố thêm yêu, thêm tự hào, thêm động lực để phấn đấu học tập, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Năm nay, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân sẽ được tổ chức trong 03 ngày, từ ngày 16 đến ngày 18/3/ 2024 (tức ngày 07, 08, 09 tháng 02 năm Giáp Thìn).

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được quận Lê Chân khôi phục lại từ năm 2011 và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân hiện nay được tổ chức ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Nam, Đông Triều (Quảng Ninh) và nhất là ở Hải Phòng, nơi Nữ tướng có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa, thành phố Hải Phòng ngày nay.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 3 năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO