Đời sống văn hóa

Chuẩn bị kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Vua Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Lâm 21:57 10/03/2024

Lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Vua Đinh Tiên Hoàng dự kiến diễn ra vào 8 giờ ngày 24-3-2024 tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

linh-thieng-den-vua-dinh-tien-hoang-tai-co-do-hoa-lu-xinh-dep-01-1640527505.jpg
Đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong quần thể di tích thuộc cố đô Hoa Lư

Lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế là sự kiện lớn của huyện (cũng như của tỉnh Ninh Bình) - nơi sinh ra vị vua khai quốc Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của nước Việt Nam.

Đây cũng là dịp để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của ngài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để huyện Gia Viễn quảng bá tiềm năng thế mạnh về kinh tế - xã hội, những nét văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Gia Viễn - vùng đất "sinh vương sinh thánh" (gồm: vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không).

Chương trình chính trong chuỗi các sự kiện là Lễ kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế sẽ diễn ra tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương, huyện Gia Viễn) ngày 24/3/2024.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hưởng ứng mang tính kết nối và lan tỏa văn hóa diễn ra từ tháng 3/2024 đến hết năm 2024. Trong đó có Giải việt dã, giải chạy bán Marathon; khai trương "Chiếu chèo trên Đầm Vân Long;" xây dựng hoàn thiện mã QR tại các điểm di tích có liên quan đến tuyến điểm du lịch "Theo dấu chân Vua Đinh Tiên Hoàng;" Hội thi Lễ phẩm dâng Vua; cuộc thi "Ươm mầm tài năng hướng dẫn viên du lịch nhí" lần thứ 3...

Đây là các hoạt động nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng Đế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch văn hoá và di sản lịch sử đặc sắc của tỉnh Ninh Bình.

Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thân (924), tại làng Đại Hoàng. Nay còn dấu vết nền nhà cũ nơi ông sinh là Gò Bồ Đề (còn dấu tích tại trạm xá cũ, thôn Văn Hà, xã Gia Phương), cha là Đinh Công Trứ, mẹ là bà Đàm Thị. Lúc còn nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cho chú là Đinh Dự. Đinh Bộ Lĩnh được bọn trẻ chăn trâu cùng lứa tôn làm đầu mục (trẻ đứng đầu). Lĩnh thường bầy cho bọn trẻ bẻ hoa lau làm cờ, chia quân đánh trận giả. Trận giả nhưng diễn ra như thật (nhờ lão bộc trước đây dạy cho), thể hiện chí khí, sự tài giỏi của Đinh Bộ Lĩnh. Sau mỗi trận tập, bọn trẻ khoanh tay làm kiệu rước Đinh Bộ Lĩnh như nghi vệ Thiên Tử. Trong lũ trẻ có mấy người cùng quê, cùng lứa tuổi, kết nghĩa anh em. Sau khi Ngô Vương Quyền mất, triều Ngô lục đục, bất lực. Một số quan, tướng nổi dậy cát cứ xưng hùng xưng bá, đất nước loạn lạc. Sử cũ gọi loạn 12 sứ quân. Lúc đó, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh tương đối mạnh. Do khí phách và tài thao lược, nhân dân trong vùng theo về rất đông.

Sau khi lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt cuộc "nội loạn" ở giữa thế kỷ 10, thu non sông về một mối vào cuối năm 967. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế, trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài; là Anh hùng dân tộc, mở đầu và đặt nền thống nhất quốc gia, bước đầu xây dựng Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Chuẩn bị kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Vua Đinh Tiên Hoàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO