Đời sống văn hóa

Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo tạm ngưng đón khách từ đầu tháng 3/2024

Việt Thương 11:10 05/03/2024

Hoạt động tham quan khu di tích trại giam Phú Hải, nhà tù cổ nhất trong hệ thống Nhà tù Côn Đảo, đang tạm ngưng hoạt động đón khách tham quan từ đầu tháng 3/2024 để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo di tích.

nha-tu-con-dao-dia-nguc-1-ivivu.jpg
Trại giam Phú Hải

Việc ngưng đón khách nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo, được thực hiện trong khoảng 10 tháng. Giai đoạn đầu của dự án là bảo tồn, tôn tạo di tích Trại giam Phú Hải. Các đơn quản lý sẽ tạm ngưng hoạt động tham quan di tích Trại Phú Hải kể từ ngày 1/3 đến khi hoàn thành dự án.

Trại giam Phú Hải có diện tích hơn 12.000m2 bao gồm: 10 phòng giam tập thể; 1 phòng giam tù đặc biệt; 20 xà lim (hầm đá), khu lao động khổ sai đập đá, hầm xay lúa... Đây là nơi thực dân và đế quốc giam cầm các tù nhân từ thời Cần Vương, Văn thân chống Pháp như Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh… đến nhiều chiến sĩ cách mạng sau này trở thành những lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước như: cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng… Trại Phú Hải cũng là nơi Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo ra đời cuối năm 1932, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo.

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), trại giam Phú Hải các điểm tham quan còn lại thuộc hệ thống Di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia tại Côn Đảo như trại Phú Sơn, Phú Bình, Phú Tường… hay các di tích như Chuồng Cọp, Chuồng Bò, Nghĩa trang Hàng Dương, Nghĩa trang Hàng Keo… vẫn mở cửa hoạt động, phục vụ nhu cầu thăm viếng, tham quan, tìm hiểu, học tập của người dân và du khách./.

Bài liên quan
  • Sôi nổi ngày hội văn hóa phụ nữ quận Tây Hồ
    Chiều 4/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ quận tổ chức Ngày hội Văn hóa phụ nữ quận Tây Hồ. Đây là sự kiện trong chùm hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Trần Phúc Duyên: Sơn mài thấm đẫm hồn quê
    Khác với các nghệ sĩ xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng thời di cư sang châu Âu, duy nhất họa sĩ Trần Phúc Duyên chọn sơn mài là chất liệu chủ đạo và xuyên suốt cho các sáng tác thấm nhuần tâm hồn Việt. 70 năm tuổi đời, 50 năm ông dành trọn tình yêu cho nghệ thuật sơn mài, với niềm đau đáu cùng khát khao nâng tầm chất liệu hội họa độc đáo này.
  • Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 674/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • "Đọc tranh nhớ chữ" - bộ sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện
    Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng Crabit Kidbooks vừa chính thức giới thiệu bộ sách “Đọc tranh nhớ chữ”, một bộ sách giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với phương pháp học tập trực quan, sinh động, bộ sách hướng đến việc giúp trẻ mầm non làm quen với chữ viết một cách tự nhiên, không áp lực, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ.
  • Thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024
    Vừa qua, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024.
  • [Podcast] Đọc báo giấy - Nét đẹp văn hóa còn mãi với Thủ đô
    Đọc báo giấy vào mỗi buổi sáng đã từng là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Thế nhưng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ngày nay, sự ra đời và phát triển của báo chí đa phương tiện, mạng xã hội thì việc đọc báo giấy ít nhiều có sự đổi khác. Song, thói quen đọc báo giấy vẫn mãi là điều gì đó thật đẹp trong nếp nghĩ, trong cuộc sống của một lớp người Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo tạm ngưng đón khách từ đầu tháng 3/2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO