Đời sống văn hóa

Bảo tàng Đạo Mẫu của Nghệ sĩ Xuân Hinh lọt top các dự án kiến trúc tốt nhất năm 2023

Nguyễn Lâm 02/03/2024 14:06

Việc được đăng tải các công trình, dự án trên tạp chí Domus là một vinh dự của các kiến trúc sư. Năm 2023, Bảo tàng Đạo Mẫu của Nghệ sĩ Xuân Hinh ghi dấu ấn khi lần đầu tiên, một công trình kiến trúc Việt Nam đã vượt qua rất nhiều dự án, được đăng tải và vinh danh trong top những công trình kiến trúc tốt nhất năm do Domus bình chọn.

nqs.1cdn.vn-2024-03-01-_i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2024-03-01-_bao-tang-dao-mau-cua-nghe-si-xuan-hinh-2-1448.jpg
Bảo tàng Đạo Mẫu của Nghệ sĩ Xuân Hinh lọt top các dự án kiến trúc tốt nhất năm 2023 (ảnh: NQS)

Công trình ghi dấu ấn khi là dự án duy nhất của Việt Nam được Domus lựa chọn năm 2023.

Công trình Bảo tàng Đạo mẫu của Nghệ sĩ Xuân Hinh được thực hiện bởi KTS Nguyễn Hà (Founder văn phòng Arb Architects Việt Nam).

Công trình có kiến trúc đương đại, chứa đựng nét văn hóa Việt Nam thông qua việc sử dụng chất liệu truyền thống, công trình này được biết đến như một dự án bảo tồn tín ngưỡng truyền thống của văn hóa Việt Nam.

a.png
Bảo tàng đạo Mẫu của Xuân Hinh nhìn từ trên cao (Ảnh: Triệu Chiến).

Viết về công trình, tạp chí Domus đã dành những lời khen ngợi khi gọi đây là “Tính thiêng biểu hiện qua chất liệu trong Bảo tàng thờ mẫu ở Việt Nam”.

Bảo tàng Đạo Mẫu là một dự án văn hóa do nghệ sĩ Xuân Hinh đầu tư xây dựng. Ẩn mình dưới những tán cây xanh mát rượi của một vườn cây ăn quả 50 tuổi nằm giữa một ngôi làng gần thủ đô Hà Nội, bảo tàng trải rộng trên diện tích 5.000m2. Một số cấu trúc trong vườn cây này như cột, cổng vẫn được giữ nguyên bản.

Đội ngũ kiến trúc sư và nghệ sĩ Xuân Hinh đã thống nhất bảo tồn tất cả những gì “có mặt trên mặt đất”, bao gồm toàn bộ cây cối đã cắm rễ trong vườn, ngôi nhà cổ, hàng rào, cột cổng...

Gạch đất sét truyền thống dùng để xây dựng ngôi nhà được nghệ sĩ Xuân Hinh cất công thu thập từ những ngôi nhà cổ ở khắp các nơi, giữ vững tôn chỉ bảo tồn di sản kiến trúc, trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Thiết kế của bảo tàng gồm nơi trưng bày hiện vật, phòng trưng bày và nhiều phòng chức năng khác. Bảo tàng không chỉ có kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống để thế hệ trẻ thêm yêu văn hóa Việt.

Bảo tàng Đạo Mẫu không chỉ bảo tồn di sản kiến trúc mà còn duy trì gìn giữ "tấm thảm" văn hóa phong phú của người Việt thông qua tiếp nối các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Việc được lọt vào top các công trình tốt nhất năm 2023 do tạp chí Domus bình chọn đã công nhận giá trị của công trình, thể hiện tài hoa của KTS Nguyễn Hà. Đồng thời một lần nữa khẳng định kiến trúc Việt Nam đã thực sự vươn tầm thế giới./.

Bài liên quan
  • Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024
    Phố Hiến từng đón nhiều tàu thuyền, thương nhân từ nước ngoài tới giao thương, buôn bán và cư ngụ đã góp phần tạo nên không khí náo nhiệt, sầm uất và được ví như "Tiểu Tràng An".
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Đạo Mẫu của Nghệ sĩ Xuân Hinh lọt top các dự án kiến trúc tốt nhất năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO