Đời sống văn hóa

Khám phá sắc màu văn hóa trong “Ngày hội hoa ban”

Tịnh An 17:38 04/03/2024

Từ ngày 1- 31/3/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Ngày hội hoa ban”. Nhóm các hoạt động sự kiện tháng 3 tại Ngôi nhà chung gắn với tình yêu của tuổi trẻ với văn hóa truyền thống dân tộc.

Điểm nhấn “Ngày hội hoa ban” là chuỗi hoạt động Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc X’tiêng, tỉnh Bình PhướcSắc màu văn hóa dân tộc Thái, tỉnh Sơn La.

Theo đó, công chúng sẽ được khám phá sắc màu văn hóa dân tộc X’tiêng, tỉnh Bình Phước qua Lễ Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới); thưởng thức dân ca dân vũ chủ đề “Men say cao nguyên”; xem trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống và trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) chủ đề “Hương sắc bazan”. Cùng với đó, không gian ẩm thực, trưng bày sản vật địa phương của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước cũng sẽ được giới thiệu tới công chúng.

cung-com-moi.jpg
Lễ mừng cơm mới là một điểm nhấn mang đậm bản sắc văn hóa sắc màu văn hóa dân tộc X’tiêng, tỉnh Bình Phước.

Góp thêm những sắc màu cho “Ngày hội hoa ban” là các hoạt động mang đậm nét văn hóa dân tộc Thái, tỉnh Sơn La như: Tái hiện Lễ xên bản (Xên mường) trong Lễ hội hoa ban của đồng bào Thái, tỉnh Sơn La; chương trình giao lưu dân ca dân vũ “Tiếng hát mùa ban”. Ngoài ra là các hoạt động giới thiệu ẩm thực từ hoa ban và vẻ đẹp hoa ban qua hình ảnh người con gái Thái. Theo đó, hình ảnh của hoa ban - hình ảnh của những người con gái Thái sẽ được thể hiện tình nhất trong không gian của tình đất và người Sơn La với: bàn tay khéo léo chế biến các món ăn độc đáo từ hoa ban từ ẩm thực dân tộc Thái, là tiếng thoi đưa dệt vải thêu thùa khăn Piêu, là những vòng xòe đắm say trong không khí đất trời tháng 3...

xoe-thai.jpg
Xòe Thái - vũ điệu mang biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.

Cùng với hoạt động điểm nhấn, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam còn sôi động với các hoạt động cuối tuần (Chương trình “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”) và hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng (chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào 54 dân tộc Việt Nam).

Các hoạt động tháng 3 có sự tham gia của gần 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) và 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Riêng ngày 9 và 10/3/2024, Làng huy động khoảng 20 đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước; ngày 23 và 24/3/2024, Làng huy động khoảng 35 nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La.

Với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, cùng các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân, sức trẻ... Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam mong muốn góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, chung tay bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngày hội của các thế hệ cựu thanh niên xung phong
    Tiếp nối Chung khảo “Liên hoan tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội năm 2024” (cụm 1), tối 15/5, tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ đã diễn ra Chung khảo Liên hoan (cụm 2).
  • Trưng bày hơn 300 tài liệu sách, báo “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân”
    Thông tin từ Thư viện Hà Nội, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chuyên đề “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân” tại cả 2 cơ sở: số 47 Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) và số 2B Quang Trung (quận Hà Đông).
  • Thị xã Sơn Tây tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 (Phật lịch 2568)
    Ngày 15/5, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 (Phật lịch 2568). Đại lễ Phật đản Thị xã Sơn Tây năm nay diễn ra tại chùa Cúc (phường Trung Sơn Trầm).
  • Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
  • Bảy đóa sen “bung nở” giữa dòng Hương Giang mừng Đại lễ Phật đản
    Đón mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hạ thủy 7 đóa hoa sen ra giữa dòng sông Hương thơ mộng.
  • Ngân vang niềm tự hào dân tộc
    Dàn dựng công phu, các tiết mục múa hát của những cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông) tối 13/5, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vừa là sự tri ân thế hệ cha anh ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh để Việt Nam có được như hôm nay.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Khám phá sắc màu văn hóa trong “Ngày hội hoa ban”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO