Văn hóa – Di sản

Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 21:00 22/02/2024

Sáng 22/1, UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành quyết định về việc công nhận lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

ban-sao-322702197-1366411737586220-8331363145290867529-n.jpeg
Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đình Tường Phiêu gắn với di tích Quốc gia đặc biệt đình Tường Phiêu – ngôi đình cổ với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo. Lễ hội vừa là dịp tưởng nhớ ân đức của Đức Thánh Tản có công trị thủy, dạy dân đánh cá, vừa là dịp tụ họp đông đảo nhân dân tham gia, giao lưu học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết.

Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, xã Tích Giang diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội hiện nay còn duy trì nhiều hoạt động truyền thống, trong đó đặc sắc nhất là tục rước đêm, ba năm tổ chức một lần (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đã tồn tại từ rất lâu đời và được dân làng gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay.

Trước đó, từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng, tại các thôn xóm dân cư, sau một năm trời chuẩn bị dong rào, củi khô, phên nứa những bó đuốc rồng, cây Đình liệu đã được nhân dân khẩn trương hoàn thành để kịp thắp sáng cho lễ rước.

Theo thông lệ, buổi sáng ngày 14 tháng Giêng, toàn thể cán bộ, Nhân dân xã Tích Giang và du khách sẽ nô nức trong tiếng trống hội rộn ràng, trong mùi hương thơm ngát tổ chức rước Thánh từ Đình Tường Phiêu lên Đền Ngô Sơn – ngôi đền linh thiêng nổi tiếng vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2022.

Buổi tối ngày 14 tháng Giêng, nghi lễ dâng hương tại đền Ngô Sơn được thực hiện. Sau đó là nghi lễ lấy lửa, khai hoả, thắp sáng cây đình liệu thứ nhất của các cụ trong Ban Văn hoá làng Tường Phiêu được chính thức bắt đầu. Lúc này trong bầu trời đêm 4 cây đình liệu bỗng rực sáng một góc trời. Giờ phút linh thiêng đã đến! Hàng nghìn người trong nô nức xếp hàng chật kín trên con đê tả Tích lộng gió, tại khu vực Đền và Chùa Ngo, từ con đường chạy dọc từ Đình Tường Phiêu lên con đê tả Tích sẽ cùng hòa mình trong biển người để hân hoan rước Tam Vị Đức Thánh hồi đình Tường Phiêu.

Lễ hội đình Tường Phiêu là một trong số những lễ hội tiêu biểu của vùng đất xứ Đoài xưa, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc với nhiều nghi thức độc đáo, phản ánh các nghi thức truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền.

Lễ hội đình Tường Phiêu chính là một pho sử sống động về lịch sử văn hóa xứ Đoài, cần thiết được bảo tồn lâu dài cho mọi thế hệ nhân dân được chiêm ngưỡng. Trải qua bao biến cố bất thường của lịch sử, đình Tường Phiêu vẫn trang nghiêm bên sông Tích như một nhân chứng bất tử cho truyền thống văn hiến của quê hương.

Về dự lễ hội đình làng Tường Phiêu, Nhân dân và du khách còn được thăm quan, thắp hương, vãn cảnh tại chùa Ngo, sẽ được lạc vào không gian xưa với những hình ảnh đậm chất Tết xưa với cây đu; nồi bánh chưng Tết chiều cuối năm; chiếc cối xay lúa; mùi khói lam chiều trong căn bếp nhỏ xưa; hình ảnh người mẹ ướt đẫm vai áo bên chiếc cối giã gạo… Tất cả đều được tái hiện một cách sinh động và chắc chắn sẽ chạm vào ký ức của mỗi du khách./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Học sinh Hà Nội không được dùng điện thoại trong lớp
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO