Văn hóa – Di sản

Lễ hội Mường Khô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 19:14 19/02/2024

Sáng 19/2, tại thôn Muỗng Do, xã Điền Trung (Bá Thước- Thanh Hoá), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Bá Thước long trọng tổ chức Lễ hội Mường khô năm 2024 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Khô.

184d1085204t70426l0.jpg
Đoàn rước kiệu Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo trấn Thanh Hóa Hà Công Thái

Lễ hội Mường Khô được Bộ BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3415/QĐ-BVHTTDL ngày 10.11.2023, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ ông cha và mỗi người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Bá Thước được biết đến là vùng đất cổ với dấu vết của nền văn hóa Sơn Vi, một vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc, giàu tiềm năng về tài nguyên và truyền thống anh hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bá Thước cũng là nơi phát tích của một dòng họ nổi tiếng xứ Mường Khoòng, Mường Khô với bao bậc văn nhân, chí sĩ đã có những công lao to lớn, đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bá Thước cũng là nơi phát tích của một dòng họ nổi tiếng xứ Mường Khoòng, Mường Khô với bao bậc văn nhân, chí sĩ đã có những công lao to lớn, đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Vào cuối thế kỷ 18, tại vùng đất Mường Khô (nay là xã Điền Trung) đã xuất hiện một vị lang Mường ưu tú, đó là Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo trấn Thanh Hóa Hà Công Thái - ông là người có công lao rất lớn đối với vương triều Nguyễn; quan hệ của ông và chúa Nguyễn Ánh được xây dựng từ khi còn ở trấn biên Gia Định, ông không những đã giúp vua Gia Long gìn giữ vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, mà còn giúp vua trong cuộc trường trinh tiến quân ra Bắc Hà giành lấy Thăng Long, thống nhất đất nước; công lao và tên tuổi của ông đối với triều Nguyễn được sử sách lưu danh mãi muôn đời sau.

Thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận huyện Bá Thước lại tổ chức Lễ hội Mường Khô để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh.

Lễ hội Mường Khô lúc đầu chỉ là việc thờ cúng của gia đình, một dòng họ, sau trở thành lễ hội lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp trong đời sống tình cảm, tâm linh của đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao xứ Thanh.

Ngày nay, Mường Khô được chia tách thành 4 xã Điền Trung, Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ của huyện Bá Thước. Vùng đất Mường Khô còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường, các lễ hội tâm linh, các trò chơi, trò diễn dân gian nhạc cụ cồng chiêng...

Hàng năm, vào ngày 10 tháng Giêng, các xã thuộc xứ Mường Khô và huyện Bá Thước lại hân hoan tổ chức Lễ hội Mường Khô. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một sản phẩm văn hóa, du lịch tâm linh được tổ chức thường niên - điểm nhấn trong hành trình văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội, mang thương hiệu riêng của xứ Mường Khô.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: Sự kiện đón nhận và vinh danh Lễ hội Mường Khô là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm nay, vừa là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của các cấp, các ngành của tỉnh và huyện Bá Thước trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

Đặc biệt, cần xác định phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng tâm huyết, tấm lòng, niềm tự hào, nội lực, để các giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Mường Khô được gìn giữ, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đền Voi Phục – Dấu ấn lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai): Tự hào 70 năm trưởng thành, phát triển
    Ngày 29/3, Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Hoàng Liệt long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã, phường Hoàng Liệt (2/4/1955-2/4/2025).
  • Ngành Y tế Hà Nội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hết lòng phục vụ người dân
    Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Mường Khô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO