Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Lần đầu ăn phở xếp hàng

Nguyễn Tiến Nên 16:08 12/06/2024

Dù đã nhiều lần đến Hà Nội nhưng do công tác, tôi không có thời gian dành cho thăm thú. Về quê lại lăn xả vào công việc, đến một sáng tháng Mười năm 2022, từ Quảng Bình tôi có công chuyện trở lại Thủ đô. Lúc này, ông bạn đồng hương sốt sắng dùng xe máy chở tôi dạo quanh một vòng, chiêm ngưỡng các danh thắng. Chừng thấm mệt và thấm cả sự cồn cào của dạ dày, bạn gây cho tôi sự tò mò, bảo “Tôi đưa ông đi ăn phở xếp hàng!”. Con AirBlade tiếp tục lao đi giữa phố phường tấp nập, bạn đưa tôi đến một quán phở, không lấy gì làm to tát ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm. Quán phở gia truyền số 49 Bát Đàn!

hn03.jpg
Thực khách xếp hàng để ăn phở 49 Bát Đàn.

Nhìn đồng hồ đã gần 10 giờ, đang độ cuối thu, trời Hà Nội đã bắt đầu hanh hao, heo may lãng đãng mang đến hương sắc đặc trưng của mùa thu Hà thành. Ca từ của những ca khúc về Hà Nội mà tôi yêu thích cứ lần lượt hiện về, bay bổng, chộn rộn, làm lòng tôi xốn xang. Nào là “Hà Nội niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân; “Cảm xúc tháng Mười” của Nguyễn Thành, thơ Tạ Hữu Yên; “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang; “Hà Nội mùa Thu” “Bài ca Hà Nội” của Vũ Thanh; “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp; “Hà Nội trái tim hồng” của Nguyễn Đức Toàn… Đến những ca khúc trẻ hơn, như “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn; “Hà Nội đêm trở gió” của Trọng Đài, thơ Chu Lai; “Hà Nội mùa vắng những con mưa” của Trương Quý Hải, thơ Bùi Thanh Tuấn; “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh, thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường...

Trong vô vàn tất bật của đời sống, người dân Hà Nội vẫn tỏ ra sành điệu, khi chọn cho mình nơi ẩm thực đáng tin cậy. Dù đã khá muộn với thời điểm dùng bữa sáng, rất nhiều người vẫn xếp hàng trước quán. Khi ông bạn còn gửi xe máy, tôi đã kịp hoà mình vào dòng người đó. Thì ra, để có bát phở ở đây, thực khách đã tự giác tuân thủ một thói quen: “Xếp hàng, kiên nhẫn chờ và tự phục vụ mình”, mà không ai tỏ ra phiền hà, lời qua tiếng lại. Gọi hai bát phở loại 50 nghìn đồng, gửi tiền và chờ nhận phở để bưng ra bàn, tôi đã nhanh chóng đảo mắt, tìm được chỗ ngồi cho hai người. Nhận chiếc mâm nhỏ có hai bát phở ngào ngạt hương vị, nghi ngút hơi nóng, kèm dĩa rau và mấy chiếc quẩy từ người chế biến. Chúng tôi ngồi thưởng thức một cách từ tốn, để cảm nhận sự ngon lành của món ăn gia truyền.

Tồn tại ở một vị trí khá gần trung tâm thành phố, tiệm ăn gọn gẽ, không hề quảng bá khoa trương gì nhưng đã có một thâm niên nổi tiếng làm ta khá bất ngờ, nghe đâu gần 100 năm. Chỉ với hai khung giờ hàng ngày, từ 6 đến 10 giờ và từ 18 đến 21 giờ. Mức giá tuỳ thuộc vào nhu cầu, có thể từ 40, 50 hoặc 60 nghìn đồng. Với tôi, đây là lần đầu tiên tôi tiếp cận món đặc sản này, và điều làm tôi thực sự ngỡ ngàng, đó là, đã đến với phở Bát Đàn, mọi người đều chấp nhận xếp hàng, chờ đến lượt mình. Chẳng thế, không chỉ ông bạn tôi, mà mọi người đều gọi “phở xếp hàng”.

Có thể, sẽ rất khó để làm một phép tính về các quán phở ở Hà Nội. Thế nhưng thương hiệu phở Bát Đàn vẫn được ưa chuộng một cách đặc biệt. Dù lượng khách rất đông nhưng quán rất ít người phục vụ, vì khi đến đây, thực khách đã xác định tự phục vụ cho mình. Các món cũng rất phong phú, phở bò tái, bò hầm, nạm, gầu… đặc biệt đối với xương ninh, món nhắm khoái khẩu cho nhiều người vào dịp cuối ngày. Yên tâm hơn, phở Bát Đàn không dùng các chế phẩm gia vị, như bột ngọt, đường, các loại hạt nêm… chỉ có nước xương bò, thêm chút mắm mà “đậm đà thương nhớ”. Nhìn mọi người say mê thưởng thức bát phở bốc khói thơm lừng, với chiếc quẩy nóng dầm trong thứ nước béo ngậy, tôi cố tìm hiểu do đâu, tiệm phở này nổi tiếng và thu hút người ăn đến thế. Thì ra, nguyên nhân chính ở chỗ “tươi” và “sạch”. Nhưng do đâu mà sạch? Qua các khách hàng gốc gác Hà Nội, từ lâu, gia đình có đàn bò chăn nuôi ở Ba Vì, những chú bò luôn được ăn cỏ sạch do nhân công tự trồng lấy. Và tươi, ở chỗ, khi mổ thịt một con bò, khâu vệ sinh và bảo quản được đảm bảo chặt chẽ nhất. Đối với xương ninh, chỉ dùng xương của con bò đó, tuyệt đối không mua xương ở những khu chợ khác để ninh nước dùng. Đến mức, các loại rau màu như húng, quế, tía tô, mùi tàu; các loại củ quả như khóm, chanh, hạt tiêu, sả, gừng, hành tỏi… đều được canh tác ở Ba Vì. Và tuyệt nhiên, khi sử dụng hết toàn bộ nguyên liệu từ một con bò, gia chủ mới tiếp tục mổ con bò khác, không bao giờ mua thịt bò, xương bò bên ngoài đem vào tiêu thụ ở quán phở của mình. Thì ra, để hình thành và bảo vệ uy tín một thương hiệu, quá trình kinh doanh đòi hỏi phải công phu và khắt khe như vậy. Nhờ đó mà phở Bát Đàn, qua hàng thế kỷ vẫn giữ được hương vị truyền thống, thông qua sự hài lòng của khách hàng. Ấn tượng nhất với tôi, lần đầu thưởng thức phở Bát Đàn, chính là hình ảnh người người xếp hàng trong tâm thế thoải mái đến không ngờ luôn.

Từ những gì đã chứng kiến ở phở Bát Đàn, tôi nghĩ rằng, bao thế hệ chủ quán phở này đã trung thành với thương hiệu gia truyền. Dựa trên nét văn hoá và sở thích ẩm thực của người Hà thành, “Xưa bầy, nay làm”, bằng mọi cách họ đã cố gắng giữ gìn một lề lối kinh doanh khắt khe mà tiền nhân đã tạo lập. Những gì có vẻ nhiêu khê ở đây đã trở nên dễ chấp nhận đối với khách hàng, không phải bỗng dưng cái thương hiệu không có gì là văn hoa, mỹ miều… đã trở nên thân thuộc với họ. Họ yêu Hà Nội là yêu nền văn hoá, văn hiến; họ tự hào, họ yêu quý Thủ đô và yêu cả mỗi sớm mai đến với “Phở Bát Đàn”.

Câu chuyện lần đầu đi ăn phở xếp hàng ở Hà Nội, được tôi lan toả không chỉ ở Quảng Bình, mà tất cả những nơi tôi đến. Những người đã thưởng thức thì trầm trồ, tán thưởng; người chưa biết thì “mắt dẹt mắt tròn”, xuýt xoa xin địa chỉ. Còn tôi, mỗi lần có dịp đến với Thủ đô, tôi không thể vắng mặt trong dòng người xếp hàng trước quán phở Bát Đàn. Từ câu chuyện này, liên hệ sang các lĩnh vực kinh doanh khác, “tất tần tật” đều phải đặt ra câu hỏi hóc búa: “Thương hiệu hay phá sản?”. Bài học từ phở Bát Đàn, chính là quy hoạch phát triển thương hiệu. Dù tại quán rất ít người phục vụ, nhưng ta không thể tính hết có bao nhiêu người đang chăn nuôi, trồng trọt tại trang trại, để làm ra cái sạch, cái tươi, mang đến sản phẩm chất lượng làm hài lòng thực khách. Suy cho cùng, không gì khác hơn là luôn luôn tìm mọi cách, thể hiện trách nhiệm với khách hàng, với đối tác, cao hơn là với xã hội, chúng ta sẽ có câu trả lời hữu hiệu nhất./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Tiến Nên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Lời ru từ hồn thiêng xứ sở
    Một buổi sáng nắng dịu dàng ôm ấp những hàng cây, tôi lang thang từ chùa Trấn Quốc dọc theo bờ Hồ Tây chừng quãng ngắn rồi ghé vào thăm ngôi đền Quán Thánh trầm mặc, nơi lưu giữ cả ngàn năm lịch sử của Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Lần đầu ăn phở xếp hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO