Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Nỗi niềm vào thu

Giang Phong 11:31 07/06/2024

Vào mùa thu này, Hạ đã bước vào tuổi 39. Ba mươi chín tuổi với một người đàn bà mà chưa có chồng, ta thường gọi là gái ế, gái lỡ thì, là kịch khung của nhỡ nhàng.

4acomthu.jpg
Cốm làng Vòng, được làm từ nếp cái hoa vàng, là loại lúa non, không được non quá, cũng không được là bánh tẻ, đúng như thế lúa mới được cắt về...

Vì sao Hạ phải chịu hẩm hưu thế? Tại số? Tại trời? Hay tại tính nết? Hay nhan sắc không ai muốn nhìn xấu xí, không phải thế. Ở cái làng Vòng này, Hạ là cô gái xinh nhất trong 4 thôn Vòng, gồm Vòng Tiền, Vòng Trung, Vòng Hậu, Vòng Sơ? Hạ là con gái thôn Vòng Hậu. Cô được kế thừa sắc đẹp của mẹ.

Mẹ Hạ, có sắc đẹp nổi tiếng đất Hà thành. Chả thế mỗi lần quẩy cốm vòng vào nội thành, đi trong các phố cổ, chả mấy chốc đã bán hết gánh cốm trong ngày, vì rằng cốm làng Vòng Hậu ngon, vì rằng người bán cốm xinh đẹp. Người ta thường kể, mẹ Hạ quẩy gánh cốm đi trước, anh họa sĩ lặng lẽ bước theo sau, để trộm ngắm sự thướt tha, nền nã của thắt đáy lưng ong, đẫm trong sương thu, hương thu, hương cốm… rồi anh họa sĩ muốn được ngắm gương mặt búp sen của mẹ Hạ, anh vượt chặn bước đi của mẹ Hạ.

- Ơ… bà ngơ ngác nhìn họa sĩ, - ông…

- Vâng, tôi muốn mua cốm.

Mẹ Hạ đặt gánh cốm xuống, bà bốc cốm đặt vào lá ráy xanh mát, để giữ cho cốm khỏi khô, và không phai mầu ngọc bích của cốm. Đôi bàn tay thoăn thoắt, gói buộc như múa trên màu sắc thoang thoảng hương thu.

Anh họa sĩ cầm gói cốm trả tiền, rồi ríu rít với mẹ Hạ:

- Em đẹp lắm. Tôi là họa sĩ, tôi muốn mời em là người mẫu cho tôi vẽ.

Mẹ Hạ thẹn thùng cúi mặt, giấu gương mặt búp sen:

- Không được, thưa ông, tôi phải đi bán hàng – rồi bà đứng dậy quẩy quanh lên vai.

Họa sĩ lập cập, hốt hoảng, như sợ báu vật rơi mất:

- Tôi… tôi sẽ mua cả gánh cốm này…

Mẹ Hạ bước đi…:

- Không được thế đâu, các phố, các ngõ đang chờ tôi…

Rồi mẹ Hạ bước đi khoan thai, nền nã. Anh họa sĩ cứ nhìn theo ngơ ngẩn…

Hạ giống mẹ, đẹp như mẹ, nhưng sắc sảo, hiện đại hơn của thời mở cửa. Sắc đẹp của mẹ Hạ, là sắc đẹp của cổ kính, không phai tàn, còn Hạ, là sắc đẹp gần gũi với đời thường, sang trọng, thanh lịch của đất kinh kỳ, nhưng cũng vồn vã, níu gọi của thời cơ chế thị trường.

Những chàng trai đến xin cầu hôn, là những người chững chạc, đứng đắn, đã từng trải trong cuộc sống và đáng tin cậy cho những người đàn bà nào được làm vợ họ. Đó là ông Đại tá pháo binh về hưu, là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chỉ còn vài tháng nữa là được nghỉ theo chế độ, là ông giáo dạy sử ở trường phổ thông trung học. Họ đều là những người đàn ông đứng đắn, có người mải nghiên cứu, quên cả yên bề gia thất, có người muốn tục huyền để giữ tiếp tổ ấm cho các con. Thậm chí có anh chàng họa sĩ kém Hạ 10 tuổi, còn trinh nguyên mê mải theo đuổi Hạ nhưng không thành.

Hạ không phải là gái ế…

Chỉ có người dân thôn Vòng Hậu là hiểu được sự thật cao thượng này của Hạ.

Khi mẹ Hạ ở phút cuối lâm chung, Hạ hỏi mẹ, mẹ còn dặn con điều gì nữa? Mẹ Hạ nói, mẹ thanh thản rồi. Mẹ đã truyền nghề làm cốm của nhà ta, của làng ta cho con, thế là mẹ yên tâm,… con giữ lấy nghề tổ. Đừng để thất truyền… rồi mẹ lặng lẽ thanh thản ra đi…

Câu ca dao xưa, nói về đặc sản của các vùng miền, họ vẫn thường nhập tâm:

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì.

Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn.

Cốm làng Vòng, được làm từ nếp cái hoa vàng, là loại lúa non, không được non quá, cũng không được là bánh tẻ, đúng như thế lúa mới được cắt về.

Hương cốm, thơm, ngọt vị, lên sắc, cùng với hương hoa sữa, với gió heo may, và những câu hát mùa thu Hà Nội hòa quyện với nhau làm nên một mùa thu Hà Nội lãng mạn, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn người kinh kỳ…

Đúng thời điểm, cắt lúa non đem về, đem hạt giã đến 7 lần. Nhưng đến lần thứ 5 thì phải phân loại, thành 3 loại cốm: cốm rót, cốm non, cốm già. Sau đó mới giã riêng từng loại. Giã nhẹ tay quá cốm không tróc vỏ, giã mạnh quá, nát cốm. Công việc này hết sức tinh tế, khó khăn. Phải cầm tay chỉ việc. Sai vụ này, lại phải chờ một năm sau khi vào thu mới lại bắt đầu rút kinh nghiệm từ vụ năm trước.

Được cốm rồi thì gói lá ráy xanh và mát, giữ cho cốm khỏi khô và không phai màu xanh ngọc bích. Lớp ngoài bọc lá sen, có hương thơm thoang thoảng. Rồi gánh cốm quẩy đi bán ở các phố, các ngõ… thư thái thanh cao, trong trẻo của mùa thu Hà Nội.

Nghề làm cốm theo truyền thuyết có từ thời vua Lý Thái Tổ.

Truyền thuyết kể rằng… thời ấy lũ lụt, lúa ngập các cánh đồng. Có một chàng trai đã ngâm mình trong nước cắt lúa mang về, tuốt những hạt rang lên và giã ra cho người mẹ già ăn, để qua cơn đói trong nạn hồng thủy. Cách làm này thành cốm, có vị thơm ngon, dẻo. Chàng trai loan truyền cách làm này cho dân làng làm theo… nghề làm cốm ra đời từ sự khốn cùng ấy. Tương truyền lan đến kinh thành nhà Vua. Vua mời chàng trai vào cung làm thử. Và đến mùa thu sau, dân làng Vòng Hậu, làm mẻ cốm đầu tiên, dâng lên Vua. Vua ăn khen ngon, và ban khen dân làng Vòng có đặc sản độc đáo…

Truyện của Hạ, cô gái làng Vòng lỡ dở, cô không thể đi lấy chồng, bỏ làng theo chồng được. Cô chịu lỡ dở để giữ lấy nghề tổ, truyền được nghề tổ cho người trong gia đình, cho người trong làng, thì mới yên lòng yên dạ.

Cốm làng Vòng, vẫn còn giữ được thương hiệu như ngày nay là đặc sản văn hóa của đất Hà thành, Thủ đô văn hiến ngàn năm có công đóng góp giữ gìn và phát triển của người dân làng Vòng xưa và nay.

Nghĩ về Hà Nội, người dân trong nước, những Việt kiều ngoài nước và những sinh viên, cán bộ sang Việt Nam làm việc, đều nhắc đến cốm làng Vòng./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Giang Phong. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Cái ngày tôi chia xa Hà Nội
    Tôi dừng xe chống chân đợi trong dòng người hối hả giờ tan tầm. Đường tắc. Tháng sáu, hơn năm giờ chiều, trời vẫn còn nóng hầm hập. Mồ hôi chảy thành dòng và bụi bám dính lấy da người. Mồ hồi ướt đẫm manh áo sơ mi mỏng và hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên bỏng rát mặt. Khói từ những ống bô xả xám xịt, khét mùi, đậm đặc. Còi xe inh ỏi, ngột ngạt quá, tôi thấy như mình đang khó thở.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nỗi niềm vào thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO