Check in Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

Phương Anh (t/h) 15:34 07/03/2023

Ở giữa quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm, Lục Thuỷ, Tả Vọng, Hàng Hương). Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn nối với phố Hàng Đào, Hàng Ngang… trong khu phố cổ là điểm gốc cho du khách đến thăm Thủ đô.

Hồ Hoàn Kiếm như một lẵng hoa giữa lòng Hà Nội. Nước hồ bốn mùa xanh nên còn gọi là hồ Lục Thuỷ. Trước kia hồ rất rộng gồm hai phần chạy dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng.

Tương truyền, khi Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, có bắt được một thanh ở dưới đáy sông, lại tìm được cái chuôi ở ruộng cày. Lưỡi lắp vào cái chuôi vừa đẹp. Lê Lợi đem gươm báu luôn ở bên mình suốt 10 dài đánh đuổi giặc Minh, giải phóng đất nước, về đóng đô ở Thăng và gọi là Đông Đô. Một hôm nhà vua dạo thuyền chơi trên hồ Lục V Kiếm Thuỷ, gặp một con rùa vàng nhô lên đón thuyền mà rằng: “Xin Thái Tổ trả gươm thần cho Long Vương!”. Vua Lê vừa rút kiếm khỏi vỏ, kiếm đã bay vút về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn xuống. Từ đó hồ Lục Thuỷ có tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm). Nhân dân quen gọi tắt là hồ Gươm. Cuối thế kỷ XVI, họ Trịnh dựng phủ chúa ở phường Báo Thiên cạnh hồ, đặt tên cho hai phần hồ ở hai bên phủ là hồ Hữu Vọng và hồ Tả Vọng. Hồ Hữu Vọng đã bị lấp làm phố phường. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay là phần hồ Tả Vọng thu hẹp lại, dài khoảng 600m, rộng hơn 200m.

Đầu thời Nguyễn, chỗ cung Khánh Thuy cũ mọc lên một quán “Tam Thánh” thờ thần văn học Văn Xương, Lã Tổ và Quan Công phía trong thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Năm 1864, nhà văn nổi tiếng Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng lên làm cầu, sửa đền như kiến trúc hiện nay. Là quán “tu tiên” đạo Lão, nên các câu đối của ông đều phảng phất vị hư vô. Và cũng vì thờ Văn Xương, nên ở quả núi ngoài cổng dựng một “Tháp Bút” bằng đá và một “Đài Nghiên”. Khi mặt trời mọc, bóng ngọn bút chấm vào nghiên mực, rồi mặt trời tiến theo chữ son “Tả thanh niên” (viết lên trời xanh). Chiếc cầu vòng đẹp được đặt tên là “Thê Húc” (giữ lại ánh sáng mặt trời ban mai) vì cầu đi đúng hướng đông - tây. Qua chiếc cầu “Thê Húc” bắc vòng sơn son nối với đảo Ngọc, đến lầu Đắc Nguyệt (được trăng) và cũng là cổng đền, với long mã và thần quy mang đồ thư đắp nổi ở hai bên. Trước mặt đền có đình Trấn Ba (chắn sóng) mái cong duyên dáng nhìn thẳng ra tháp Rùa.

Trong phạm vi hồ Hoàn Kiếm còn có các di tích lịch sử - văn hóa khác như tháp Rùa, tháp Hoà Phong, đền Bà Kiệu, tượng vua Lê, tượng Lý Thái Tổ...

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Sông Đà
    Sông Đà phát nguyên tại Vân Nam (Trung Quốc), gần nguồn sông Hồng. Sông Đà dài 1.366km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 543km.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Hồ Hoàn Kiếm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO